"Quạt mát" gan bằng atisô

Trong các loại dược thảo có tác dụng lợi mật, mát gan, atisô giữ một vị trí quan trọng

Atiso vừa công vừa thủ

4 loại cây hỗ trợ giải độc, làm mát gan

"Mát gan" thành phản tác dụng

Viên Giải Độc Gan Tuệ Linh Viên Giải Độc Gan Tuệ Linh

Atisô có tên khoa học là Cynara Scolymus L., thuộc họ Cúc Asteraceae. Atisô có nguồn gốc ở Hy Lạp, người Pháp di thực atisô vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Mãi đến đầu thế kỷ 20, thế giới mới có những nghiên cứu về việc sử dụng atisô như một cây thuốc.

Liều dùng atisô mỗi ngày thông thường là 10 – 12gr, sắc với nước nếu dùng tươi, 5 - 10gr nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên uống 2 - 3 túi mỗi ngày là đủ.

Trong Đông y, lá atisô (tươi hoặc khô) được dùng để chữa bệnh về gan, thận và sưng khớp xương. Thân, rễ atisô cũng có công dụng giống lá. Theo Lương y Vũ Quốc Trung, atisô là giải pháp thải độc gan cho những người hay uống rượu, hút thuốc, người bị mỡ máu hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm…

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh atisô có tác dụng kích thích gan mật, chống sỏi mật, lợi niệu, chống ngộ độc gan, hạ lipid máu do ức chế enzyme chuyển hóa HMG CoA reductase, gia tăng chuyển hóa và lợi niệu.

Lá atisô có chứa các acid phenolic (cynarin, acid caffeic (1%), các dẫn chất acid 1,5-dicafeoylquinin, acid 5-caffeoylquinic), acid alcoholic (acid malic, citric, succinic), flavonoid (luteolin, apigenin), đường, muối kali, magne, đặc biệt là sự hiện diện của hợp chất sesquiterpene lactone (cynaropicrin) không có trong các bộ phận khác của cây. Sự kết hợp của cynarin, muối khoáng và sesquiterpen lactone rất có hiệu quả trong việc kích thích tái tạo tế bào gan. Như vậy, những người bị viêm gan siêu vi, ngộ độc gan do dùng nhiều thuốc có hại cho gan, mỡ máu cao, tiêu hóa kém do thiếu acid mật nên dùng atisô.

Atisô có tác dụng kích thích tái tạo tế bào gan, giải độc gan

Hoa atisô có tác dụng chống ngộ độc gan, chống oxy hóa, lợi niệu và lợi mật. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tác dụng chống oxy hóa của atisô không hề bị giảm đi khi đun nóng.

Có lẽ atisô cũng được nhiều chị em ưa chuộng bởi làn da cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của gan. Nếu gan được “làm mát”, làn da cũng sẽ trở nên mịn màng, tươi sáng bởi các độc tố trong cơ thể đã bị loại bỏ nhờ chức năng gan được cải thiện. Ngoài ra, lá atisô cũng có thể được sử dụng để làm nước tắm. Bạn có thể loại trà đóng sẵn trong túi nhưng dùng được lá tươi là tốt nhất.

Khi dùng atisô lần đầu, bạn có thể bị đau bụng nhẹ nhưng triệu chứng đó sẽ dẫn biến mất. Tuy nhiên, việc lạm dụng atisô sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atisô quá nhiều. 

Về khía cạnh dinh dưỡng, BS. Vũ Thị Thanh - Phó phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Trong trà atisô có chứa nhiều sắt nhưng lại thiếu các khoáng chất khác như kẽm, crom… Vì vậy, lạm dụng atiso có thể dẫn đến chán ăn, ăn không thấy ngon miệng”.

- Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1 - 2m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1 - 1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.
- Tuy atisô gia tăng bài tiết mật giúp tiêu hóa nhưng không được sử dụng trong trường hợp tắc nghẽn ống dẫn mật.
Tuệ Nhi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng