Mỹ phẩm thế hệ mới: Không chỉ để làm đẹp

Dược mỹ phẩm hay cosmeceutical là gì?

Tọa đàm: Hiểu đúng và dùng đúng dược mỹ phẩm

Dược mỹ phẩm là gì?

Dược mỹ phẩm: Hiểu và dùng thế nào cho đúng?

Mỹ phẩm từ thảo dược - xu hướng làm đẹp tự nhiên siêu HOT

Việc dùng mỹ phẩm để tô điểm và chăm sóc sắc đẹp đã có từ hàng ngàn đời nay. Ở các bức tranh hang động đầu tiên của 30.000 năm trước đây, người ta đã mô tả việc sử dụng trang sức và mỹ phẩm trong những nghi thức của giao phối và săn bắn. Năm 1600 TCN, người Ai cập cổ đại đã biết dùng tinh dầu thơm và mỡ đặc để thoa cho da trơn mượt, dùng khói đen của đèn để nhuộm đen chân mày và lông mi.

Phát triển từng ngày, trong hàng thế kỷ qua, thói quen sử dụng mỹ phẩm của phái đẹp đã thay đổi rất nhiều. Họ ngày càng thông minh hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm và yêu cầu cao hơn về những loại mỹ phẩm không chỉ làm đẹp mà còn phải có lợi cho sức khỏe.

Vì lẽ đó, cosmeceutical đã ra đời. Cosmeceutical là sự kết hợp của mỹ phẩm và dược phẩm, vì thế nó còn được gọi là dược mỹ phẩm hay mỹ phẩm có hoạt tính.

Dược mỹ phẩm là gì?

Đây là một thuật ngữ mới ở Việt Nam. Về văn bản pháp lý quản lý của nhà nước, Việt Nam tuy đã có văn bản pháp lý quản lý Dược phẩm & Mỹ phẩm, nhưng chưa có văn bản pháp lý quản lý riêng cho dòng sản phẩm này.

Theo tài liệu nghiên cứu, giảng dạy của Khoa Y - Dược, ĐH Quốc gia Việt Nam, thì, trong quá trình sử dụng và phát triển mỹ phẩm, người dùng mong muốn bên cạnh vai trò trang điểm và làm đẹp cho các bộ phận của cơ thể, thì mỹ phẩm phải có tác dụng có lợi cho các bộ phận đó. Và như vậy hình thành nên một nhóm sản phẩm mới, đó là dược mỹ phẩm (Cosmeceutical). Có thể hiểu dược mỹ phẩm là một loại sản phẩm kết hợp giữa mỹ phẩm và dược phẩm, nghĩa là bên cạnh vai trò của một mỹ phẩm thì các sản phẩm này còn có thêm một số thuộc tính của một dược phẩm.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Y Dược, ĐHQG Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm phụ trách Khoa Y Dược, ĐHQG Hà Nội giải thích, các thuộc tính dược phẩm của dược mỹ phẩm này bao gồm: Tác dụng sinh học nhẹ, có lợi cho các bộ phận cơ thể khi sử dụng, bằng cách sử dụng thêm các chất có dược tính/hoạt tính trong thành phần công thức; Được nghiên cứu, sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối, tư vấn, hướng dẫn sử dụng theo cách thức như các dược phẩm ở mức độ phù hợp.

Theo quan điểm của một số chuyên gia y tế khác thì dược mỹ phẩm là tất cả sản phẩm nhằm chăm sóc cho sắc đẹp, chúng được sử dụng trực tiếp và lưu đọng trên da, niêm mạc một cách tự nhiên và lâu dài. Đây được xem là phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả khi vừa có tính điều trị y khoa của dược phẩm, vừa thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của mỹ phẩm.

TS. Lê Thị Thu Hường, bộ môn Dược liệu học cổ truyền, ĐH Quốc gia Hà Nội

TS. Lê Thị Thu Hường, bộ môn Dược liệu học cổ truyền, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, Việt Nam với thế mạnh là có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú dồi dào, cho nên việc phát triển sản xuất dược mỹ phẩm tự nhiên cũng là một trong những mục tiêu được coi trọng. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, không phải cứ ghi nguồn gốc tự nhiên là an toàn tuyệt đối, vì trong tự nhiên cũng có rất nhiều loại thảo dược có độc tính. Dược liệu lại là hợp chất nên cũng cần thận trọng: Trong hợp chất đó gồm dịch chiết toàn phần hay bao nhiêu % và chỉ nên đánh giá là “tương đối an toàn”.

PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chuyên gia cao cấp về Dược học

Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chuyên gia cao cấp về Dược học cho biết, sử dụng các loại cỏ cây hoa lá làm dược mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp và cơ thể không phải là điều xa lạ với người Việt. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết dùng vỏ bưởi, củ sả, bồ kết... để giúp tóc suôn mượt, thơm hương (đây chính là mỹ phẩm hay dầu gội theo cách gọi hiện đại) và kết hợp với hạt na để trị chấy (đây chính là dược mỹ phẩm). PGS.TS Lê Văn Truyền cũng cảnh báo: “Bên cạnh những lợi ích thì dược mỹ phẩm vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe. Nó có thể chứa những chất diện hoạt, nhũ hóa và tá dược gây hại cho cơ thể con người”.

Chính vì vậy, có chăng, các sản phẩm dược mỹ phẩm nên được đưa vào các hiệu thuốc để dược sỹ có thể tư vấn cách lựa chọn và sử dụng phù hợp, an toàn cho người tiêu dùng. Hơn nữa, vì dòng sản phẩm này sẽ dẫn đầu xu hướng của các sản phẩm mỹ phẩm trong tương lai nên rất cần có một đội ngũ chuyên gia, chuyên viên thẩm mỹ được đào tạo bài bản về dược mỹ phẩm. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc của truyền thông để giúp toàn xã hội có thể hiểu đúng và dùng đúng dược mỹ phẩm.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất