Đẩy lùi viêm tai mà không cần dùng thuốc

Chữa viêm tai, nhiễm trùng tai dễ dàng không cần thuốc ngay tại nhà

Thực đơn ngăn ngừa viêm tai khi đi bơi

Điều trị viêm tai giữa thế nào để bệnh không tái phát?

Xì mũi không đúng cách, bé có thể bị viêm xoang, điếc

Infographic: Bé sốt cao, đau tai coi chừng tai bị nhiễm trùng

Nhiều người sau mỗi lần đi bơi thấy có hiện tượng ù tai thì chỉ nghĩ rằng nước chảy vào tai để một lúc là khô nên không để ý hoặc chỉ lấy bông ngoáy tai thấm nước. Đến khi tai bị viêm, đau nhức, thậm chí chảy dịch vàng mới chịu đi khám. Đặc biệt, viêm tai ngoài thường xảy ra ở những vận động viên bơi lội bởi vì ống tai luôn ẩm ướt sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Bệnh cũng có thể xảy ra ở những người làm việc trong môi trường quá nóng và ẩm hay phải mang dụng cụ hỗ trợ tai, đút nút lỗ tai. Trường hợp tai bị cào xước bởi miếng giẻ hay móng tay cũng có nguy cơ gây viêm nhiễm tai ngoài. Một số hiếm trường hợp khác là viêm tai ngoài do phản ứng với các loại hóa chất như thuốc nhuộm tóc hay đeo bông tai.

Nếu e sợ thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên dưới đây để khắc phục viêm tai:

Tinh dầu tỏi giúp kháng khuẩn và chống viêm

Kẽm giúp tăng chức năng miễn dịch và thúc đẩy chữa viêm tai

Bổ sung vitamin C giúp tăng cường miễn dịch và giảm viêm

Echinacea - loại dược thảo có tác dụng giải độc tốt cho hệ thống tuần hoàn và hệ thống hô hấp

Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ để tăng cường hệ thống miễn dịch

Các chuyên gia khuyến cáo, để đề phòng viêm tai khi đi bơi, bạn nên chọn bể bơi có chất lượng nước sạch. Sau mỗi lần bơi thì nên nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau và lên cao rồi nhỏ dung dịch sát khuẩn nhẹ (ví dụ như Betadin 10%, nước muối 0,9%), sau đó lại nghiêng đầu và kéo vành tai để cho cả thuốc và nước chảy ra ngoài. Đặc biệt, không dùng tăm bông để ngoái sâu vào trong tai.

Những người đã từng bị viêm tai giữa hay viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã có mổ tai thì bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đi bơi. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau, đặc biêt là vùng sụn trước của tai thì nên đi khám.

Đối với những vận động viên bơi lội không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với nước, đặc biệt trong khi tập luyện và thi đấu những kỳ thi lớn như Thế vận hội Olympic, SEA Games... thì để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để sử dụng một loại thực phẩm chức năng thích hợp, đặc biệt là những sản phẩm có thành phần ImmuneGamma.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất