Lý do vitamin B17 điều trị ung thư tuyệt vời nhưng lại bị cấm sử dụng

Laetrile - một hình thức tổng hợp của vitamin B17 và có nguồn gốc từ Amygdalin

8 lợi ích vàng của vitamin B12

Lợi ích sức khỏe của vitamin B6 (Pyridoxamin)

Top thực phẩm giàu vitamin B5 tốt cho máu và hormone sinh dục

Những tác dụng tuyệt vời của vitamin B1

Vào năm 1803, các nhà khoa học đã trích xuất được hợp chất Amygdalin có công thức C20H27NO11 từ hạt hạnh nhân đắng. Sau đó người ta cũng tìm thấy hợp chất này từ các loại hạt khác, đặc biệt là ở hạt đào và hạt mơ. Amygdalin còn được gọi là Laetrile, Nitriloside hay vitamin B17. Vì vậy, nhiều người cho rằng vitamin B17 cũng là một  loại thực phẩm dinh dưỡng.

Vitamin B17 chống ung thư như thế nào?

Vào năm 502 sau Công nguyên, hạt mơ đã được dùng để chữa trị các khối u và vào thế kỷ XVII ở Anh, tinh dầu hạt mơ được dùng để chữa trị các khối u và viêm loét. Thậm chí, vào thế kỷ XX, ở châu Âu và châu Mỹ, hạt mơ được xem là phương thuốc chữa trị bệnh ung thư. Vitamin B17 cũng đã được các hãng dược phẩm thời bấy giờ sản xuất thương phẩm với nhiều tên gọi khác nhau như Amygdalin B17 hay Laetrile17-Plus, tất cả những sản phẩm này đều được bào chế từ hạt mơ. Nhiều chuyên gia sức khỏe thời kỳ này còn từng tuyên bố chắc nịch rằng nếu mỗi ngày ăn 7 hạt mơ, con người sẽ không bao giờ bị bệnh ung thư. Được biết, hạt mơ ở vùng Trung Á hay Địa Trung Hải có vị ngọt và bùi tương tự như hạt hạnh nhân.

Vitamin B17 có nhiều trong hạt quả mơ

Laetrile có chứa một loại enzyme, có tên Emulsin có thể phân hủy thành xyanua và cùng những enzyme khác trong ống tiêu hoá sẽ phóng thích ra benzaldehyde, acid hydrocyanide (HCN) và 2 phân tử đường. HCN là một hợp chất chống phát triển khối u và giảm đau để phòng chống ung thư ở Nga và Mỹ, đặc biệt là trong điều trị ung thư cổ tử cung và tuyến tiền liệt.

Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã coi trọng vitamin B17 - được biết đến ở hình thức hạt mơ tức (hạt khô trong quả của cây mơ), còn gọi là hạnh nhân, khổ hạnh nhân, bắc hạnh nhân, quang hạnh nhân. Tác dụng của nhân hạt mơ là chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện, chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo. Theo các y thư cổ thì sách Bản kinh có ghi: “Chủ khái nghịch thượng khí, hầu tý, hạ khí, săn nhũ”. Sách Dược tính bản thảo: “Chủ khái nghịch thượng khí suyễn thúc, cùng thiên môn đông sắc uống nhuận tâm phế, hòa nước qua làm thang nhuận thanh khí”. Sách Trân châu thang: “Trừ phế nhiệt, trị phong nhiệt ở thượng tiêu, lợi hung cách khí nghịch, nhuận đại tràng khí bí”.

Vitamin B17 có độc tính?

Trên vai trò là nhà quản lý, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho rằng với liều trung bình 2mg HCN/viên thì chỉ cần uống 5 viên có thể gây ngộ độc cho trẻ em và 20 viên sẽ độc cho người lớn. HCN là một chất có độc tính, tác dụng trên trung khu thần kinh, với liều nhỏ gây hưng phấn, liều lớn gây ức chế, có thể dẫn đến hôn mê. Tất nhiên, vì lý đó mà vitamin B17 bị FA cấm.

Vai trò trị ung thư của vitamin B17 đang bị chôn vùi?

Tuy nhiên, các khoa học lại ra sức bảo vệ vitamin B17. Bởi lẽ, liều lượng HCN có trong hạt mơ hoặc liều dùng hàng ngày là không đáng kể và tổng lượng mà FDA đã gợi ra để cho rằng có độc tính không hề xảy trong điều kiện thực tế. Trong những cộng đồng có truyền thống sử dụng các thực phẩm từ quả mơ (các bộ lạc Abkhasian ở Nga, Hunza ở Pakistan, Vilcabiumba ở Ecuador, một số bộ lạc ở Nigeria…) chưa từng ghi nhận trường hợp ngộ độc vì ăn hạt mơ, hay dầu mơ. Các nhà khoa học cho rằng, dưới sự hiện diện của những enzyme có sẵn trong hạt mơ và những enzyme khác trong dịch tiêu hoá, lượng HCN sẽ được phóng thích và hấp thu từ từ mà không gây tổn hại cho cơ thể.

Các nhà khoa học lập luận rằng cái gì cũng có hai mặt có nó, cái chính là phải cân nhắc xem mặt lợi và mặt hại chênh nhau như thế nào. Giả sử, Penicillin có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm nhưng vẫn được lưu hành, nhân sâm dù bổ nhưng vẫn có những trường hợp vừa uống đã “tắc tử”. Tương tự như vậy, hóa chất xạ trị bệnh ung thư rất độc, thậm chí còn độc hơn vitamin B17 nhưng vẫn được sử dụng thì chẳng lý gì lại cấm vitmain B17.

Vitamin B17 mua ở đâu?

Cho tới nay, FDA vẫn chưa cho phép hợp thức hóa việc mua thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B17 Laetrile. Tuy nhiên, những người có nhu cầu vẫn tìm mua dạng vitamin B17 chiết xuất hoặc viên nén trên Internet. Bên cạnh đó, một cách phổ biến để tiêu thụ vitamin B17 là ăn hạt quả mơ cũng được nhiều người áp dụng, đặc biệt ở châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, rất khó mua được hạt mơ tươi tại các cửa hàng thực phẩm, chỉ có khả năng mua được loại hạt mơ sấy khô đã mất đi nhiều enzyme quan trọng.

Tóm lại, đối với nhiều bệnh nhân ung thư, vitamin B17 hay hạt mơ luôn được coi là “đấng cứu rỗi” của họ. Chỉ rắc rối ở chỗ, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý và các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm về độ an toàn của loại vitamin này. Tốt nhất, nếu vẫn muốn sử dụng vitamin B17, hãy cân nhắc về các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra và nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế kỹ lưỡng về liều lượng, cách sử dụng…
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất