Lưu ý khi dùng thảo dược eleuthero để giảm stress, phòng ung thư

Sử dụng sâm eleuthero như thế nào?

12 lợi ích của thảo dược cổ eleuthero trong giảm stress, phòng ung thư

Thảo dược tự nhiên giúp điều trị ADHD

6 thảo dược tự nhiên là cứu tinh cho người bị sốt xuất huyết

Sử dụng thảo dược trị bệnh thế nào cho an toàn?

Mua eleuthero ở đâu?

Các chiết xuất từ ​​eleuthero được làm từ vỏ, cành, lá hoặc củ của cây. Loại thảo mộc này được bán dưới dạng viên nang, viên nén, chất lỏng, cồn và bột.

Bạn cũng có thể làm trà eleuthero bằng cách đun sôi cành và lá eleuthero khô. Quả eleuthero tươi cũng có thể ăn được.

Eleuthero cũng thường được tìm thấy trong các loại vitamin và thuốc bổ để tăng cường chức năng miễn dịch, tăng mức năng lượng và tăng cường sinh lực.

Cách sử dụng eleuthero

Cho tới nơi, vẫn chưa có liều lượng khuyến cáo tiêu chuẩn khi sử dụng eleuthero. Loại thảo mộc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em. Đối với người trên 18 tuổi, có thể tiêu thụ liều lượng như sau:

Uống từ 300 - 1.200mg mỗi ngày, không nên tiêu thụ quá 3 - 6gr.

Uống vào buổi sáng để tránh làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ.

Uống giữa các bữa ăn.

Uống trong vòng 6 tuần liên tục, sau đó nghỉ ít nhất 2 - 3 tuần mới uống tiếp.

Điều quan trọng nhất là nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi bổ sung loại thảo mộc này.

Rủi ro khi sử dụng eleuthero

Các sản phẩm từ eleuthero có thể phản ứng với một số loại thuốc nhất định, gây phản ứng tiêu cực hoặc giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, nó có thể không an toàn cho những người có điều kiện sức khoẻ nhất định.

Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc sử dụng eleuthero bao gồm:

Tăng nguy cơ chảy máu và xuất huyết đột ngột

Tăng hoặc hạ huyết áp

Tăng hoặc hạ đường huyết

Thay đổi hormone, đặc biệt là cortisol

Phát ban, viêm da hoặc mẩn ngứa

Các vấn đề về đường ruột, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và co thắt bụng

Co thắt cơ bắp

Đau thần kinh

Chân tay lạnh

Căng thẳng hoặc hung hăng

Đau đầu

Mất ngủ

Lú lẫn

Thận trọng khi sử dụng eleuthero trong trường hợp bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe, vừa ăn các thực phẩm hoặc sử dụng các loại thuốc sau:

Rối loạn chảy máu

Thuốc có ảnh hưởng đến việc chảy máu, chẳng hạn như Heparin, Warfarin (Coumadin®).

Các loại thuốc giảm đau không cần toa, bao gồm Aspirin, Naproxen và Ibuprofen

Thuốc chữa bệnh gan

Thuốc suy tim, chẳng hạn như Digoxin

Chất ức chế ACE

Thuốc điều chỉnh hormone

Thuốc chống dị ứng

Bệnh tâm thần

Thuốc chống trầm cảm

Uống rượu

Xạ trị

Thuốc an thần

Thuốc chống động kinh

Steroid

Đang mang thai

Đái tháo đường và sử dụng insulin

Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus

Thuốc giãn mạch

Bổ sung bạch quả (ginkgo biloba), cọ lùn (saw palmetto)

Ăn tỏi.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất