Gốc tự do – kẻ thù của sức khỏe

Người ta không thể nhìn thấy những thương tổn do quá trình oxy hóa đang xảy ra trong cơ thể. Nhưng, quá trình ấy có thể được minh họa một cách sinh động qua những hình ảnh tương tự: sự han rỉ của kim loại hay hiện tượng biến màu nhanh chóng của vết cắt quả táo. Để bảo vệ các vật dụng khỏi bị han rỉ, mục nát, người ta thường sơn hoặc bao bọc chúng bởi các vật liệu chống lại sự oxy hóa. Còn để bảo vệ các bộ phận trong cơ thể chống lại các tác nhân oxy hóa (chống gỉ), ta phải làm gì?



Bản thân cơ thể có một hệ bảo vệ chống oxy hóa, nhưng khi các tác nhân gây oxy hóa xuất hiện quá nhiều thì hệ thống này không đảm đương nổi trọn vẹn “thiên chức”, mà cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Một chế độ ăn uống tốt, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng và đều đặn sẽ đóng góp vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại các tác nhân oxy hóa có hại - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.

Hiểu đúng về gốc tự do
Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Môi trường ô nhiễm, nếp sinh hoạt thiếu điều độ, trạng thái tinh thần bất ổn, nghiện rượu, thuốc lá, bệnh tật…, tất cả đều có ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và sức khỏe. Nhưng ngay cả với những người sống trong môi trường “siêu sạch”, tinh thần luôn vui vẻ, dinh dưỡng tối ưu, nếp sinh hoạt điều độ…, tức là tất cả đều “trên cả tuyệt vời”, thì ở họ, sự lão hóa vẫn xảy ra, dù có thể chậm hơn.

Vậy, nguyên nhân của sự lão hóa là gì?

Trong những năm gần đây, có nhiều giả thuyết về cơ chế của sự giảm sút sức khỏe và lão hóa, trong đó, có nhiều tài liệu chứng minh lão hóa là do ảnh hưởng xấu của gốc tự do. Khoảng 95% lượng gốc tự do sinh ra trong hô hấp tế bào sinh năng lượng cho cơ thể. Tại đây, sẵn có hầu hết các enzym chống oxy hóa cùng một số chất chống oxy – hóa không enzym khác (glutathion, coenzym Q10…), nên 95% phần gốc tự do này không gây những hậu quả đáng kể. Nhưng khi tuổi càng cao, thân càng tàn thì người ta không còn đủ khả năng để “quét dọn” hết chỗ 95% gốc tự do này.
Ngoài ra, 5% gốc tự do còn lại được sản sinh do các hoạt động sinh lý khác (như thực bào), hoặc bệnh lý (như viêm, ung thư, nhiễm khuẩn, các bệnh chuyển hóa,…) hoặc do nhiều yếu tố ngoại lai (chất gây ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, rượu, thuốc, chất diệt côn trùng, diệt cỏ, tia phóng xạ, tia tử ngoại v.v…) Những loại gốc tự do này xuất hiện ở mọi nơi: trong tế bào, ở màng tế bào, dịch ngoại bào, tức là ở những chỗ không có sẵn các enzym chống oxy hóa, nên tác hại gây ra nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều. Ở những nơi này, hoạt tính chống oxy hóa phụ thuộc vào các chất chống oxy hóa từ bên ngoài mang vào cơ thể.

Gốc tự do là một chất hóa học (phân tử, nguyên tử hoặc ion) có chứa một điện tử độc thân (chưa nhập đôi). Những gốc này chỉ tồn tại trong khoảnh khắc, sau đó được “kết bạn” ngay với một điện tử tự do hoặc với cũng một gốc tự do nào đó. Do chứa điện tử độc thân nên gốc tự do có phản ứng rất mạnh. Oxy (O2) mà ta hít thở suốt đời là phân tử chứa hai điện tử độc thân rất vững. Khi tóm bắt được một điện tử độc thân nào đó trong cơ thể hoặc một gốc tự do còn đang bơ vơ, thì một trong hai điện tử tự do trên kia của oxy sẽ “kết bạn” ngay, khi đó oxy tích điện âm (anion).

O2 là một superoxyd. Năng lượng tạo superoxyd do enzyme mang lại. Anion O2 là yếu tố oxy hóa đặc biệt có hại, tham gia vào nhiều phản ứng hủy những phân tử của cơ thể. Sự tạo nên những gốc tự do có phản ứng mãnh liệt như O2, OH có thể phá hủy nhanh và không phục hồi những thành phần và cấu trúc tế bào. Các chất này là các “dạng oxy hoạt động” có độc tính cao, đều gây ra những phản ứng dây chuyền gốc tự do mà hậu quả rất nguy hiểm là làm tổn hại đến cấu trúc và chức năng của tế bào, sản sinh hàng loạt những gốc tự do thứ cấp, rất đa dạng và không kém phần độc hại, khiến cho cơ thể hóa già, xuất hiện hàng loạt những bệnh lý rắc rối như bệnh tim mạch, ung thư, giảm trí nhớ, mất trí, suy giảm thị giác…

Chống tác hại của gốc tự do bằng cách nào?
Các gốc tự do từng giây phá hoại cơ thể. Chúng là những chất thải “đáng nguyền rủa” của bộ máy sinh học ưa khí đang hoạt động. Ngoài việc cần tránh những tác động xấu làm tăng gốc tự do (như ăn uống quá thừa calo, nghiện rượu, nghiện thuốc, ô nhiễm môi trường, bệnh nhiễm khuẩn, tính khí thất thường, ăn chơi phung phí sức lực…), cũng nên bổ sung đều đặn thực phẩm và thực phẩm chức năng để sống khỏe hơn, trẻ hơn, thọ hơn.



Làm tăng hoạt tính chống oxy hóa chính là bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh tích cực! Các nghiên cứu mới trong những năm gần đây cho thấy các chất chống oxy hóa tạo thành “một mạng lưới 5 chất cơ bản nhất” gồm: acid alpha lipoic, glutathion, coenzym Q10, vitamin E, vitamin C. Năm chất này có tác dụng hợp lực với nhau, tạo ra “mạng lưới chống oxy – hóa”. Do trung hòa được gốc tự do, nên các chất chống oxy hóa này ngăn chặn sự phát sinh nhiều trạng thái bệnh lý có căn nguyên là gốc tự do, ngăn chặn cơ thể lão hóa. Bổ sung một trong năm chất đó, tức làm tăng hoạt tính của 4 chất kia. Ba chất đầu được tổng hợp trong cơ thể nhưng giảm khi tuổi càng cao. Cơ thể không tổng hợp được các vitamin E và C mà phải bổ sung qua thức ăn và đặc biệt là thực phẩm chức năng.

Ngoài việc bổ sung các hoạt chất sinh học trên thì việc thải các gốc tự do trong cơ thể cũng có thể được thực hiện thông qua cơ chế "thải độc" bằng việc tập luyện TDTT hàng ngày và nhất là tập "Khí" (Khí công dưỡng sinh (Dusinam), tập quay luân xa, thiền, yoga...) Khi trạng thái Thân_Tâm được cân bằng cơ thể sẽ thải được các độc tố trong đó có gốc tự do.
anhvan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất