Hiểm họa “bệnh từ miệng” - Đã tới lúc phải… kê đơn cho thực phẩm

Fresh Food Pharmacy là gì?

Thực phẩm sạch cũng gây ngộ độc chỉ vì đông lạnh không đúng cách

Thực phẩm an toàn: Bí quyết nào để phân biệt?

Thế nào là rau sạch, là thực phẩm an toàn?

Thời của "thực phẩm sạch" tự phong

Chẳng ngoa khi nói đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn không sớm thì muộn cũng sẽ khiến nhân loại tới bờ vực diệt vong. Chúng chính là “thủ phạm” dẫn đến “đại dịch” béo phì làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, hao mòn sức khỏe và tiêu tốn hàng tỷ USD để khắc phục. Tin tốt lành là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hàng đầu vẫn đang miệt mòi tìm kiếm “kế sách” để chống lại sự ám ảnh với những thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng.

Mới đây, Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Geisinger đã đưa ra một giải pháp mang tên “Fresh Food Pharmacy” (Tạm dịch: Hiệu thuốc Thực phẩm tươi) để kê đơn thực phẩm như kê đơn thuốcGeisinger - Geisinger Health System (GHS) là hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ. Geisinger được công nhận là một mô hình cung cấp dịch vụ y tế kết hợp chất lượng cao, luôn được liệt kê trong Danh sách Bệnh viện tốt nhất ở Mỹ. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sỹ ở Geisinger cũng luôn góp mặt trong Danh sách Bác sỹ tốt nhất ở Mỹ.

Hãy đối xử với đồ ăn như thuốc: Không ăn bừa, phải ăn đúng

Thật vậy, thay vì kê đơn thuốc hoặc đề xuất những chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiêu dùng, Geisinger đã cho ra mắt một cửa hàng có vai trò như một “hiệu thuốc” để “kê đơn” thực phẩm tươi sống. “Hiệu thuốc” đặc biệt này được đặt ở một trong những bệnh viện tại Pennsylvania (Mỹ). Ở đây bày bán các loại thực phẩm tươi, bổ dưỡng và được quy định cho một số bệnh nhân nhất định, đặc biệt là những người bị đái tháo đường type 2.

“Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi - Fresh Food Pharmacy là gì?

Hơn 2 thế kỷ trước, Hippocrates - người sáng lập ra nền y học hiện đại đã từng nói: “Thực phẩm là thuốc - Thuốc từ thực phẩm” (Food as medicine -Medicine as food). Điều đó vẫn chính xác cho tới tận ngày nay. Sau tất cả, thực phẩm chính là “thuốc”, ăn đúng cách, dùng đúng bệnh sẽ có thể chữa bệnh. Vậy, câu hỏi đặt ra là, tại sao các bác sỹ, dược sỹ không kê đơn những thực phẩm lành mạnh, tự nhiên, cho bệnh nhân để giúp họ vừa ăn ngon miệng, thay thế hoàn toàn đồ ăn độc hại có thể làm bệnh tình nặng hơn và vừa có thể khiến bệnh thuyên giảm?

Đó chính xác là khái niệm về “Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi.

Trong năm 2016 và 2017, ở Mỹ, đã có khoảng 180 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tham gia vào một chương trình thí điểm “Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi. Trong chương trình này, họ được quy định ăn thực phẩm nào, với liều lượng bao nhiêu từ các “Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi mỗi tuần - y như cách họ dùng thuốc theo đơn. Mục tiêu là giúp các bệnh nhân này giảm cân và kiểm soát đái tháo đường bằng các chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Mỗi bệnh nhân tham gia chương trình này đều được chuyên gia tư vấn về chế độ ăn uống, được cung cấp các công thức nấu ăn và được trực tiếp hướng dẫn thực hiện các bữa ăn bổ dưỡng, lành mạnh. Sau đó, các bệnh nhân này sẽ được cung cấp các thực phẩm tươi từ “Hiệu thuốc” trong 5 ngày để sử dụng tại nhà, tất cả đều miễn phí.

“Kê đơn” thực phẩm giúp người bệnh biết được bản thân nên và không nên ăn gì?

Theo TS. Axe - bác sỹ chuyên khoa y học tự nhiên và dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng, hiện đang công tác tại Đại học Dinh dưỡng (Mỹ), việc “kê đơn” thực phẩm giúp bệnh nhân đái tháo đường type 2 hiểu và biết nên ăn các thực phẩm nào, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất xơ, crom, magne và chất béo lành mạnh để cân bằng đường huyết. Ngoài ra, “Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi còn có thể giúp người béo phì và những người muốn duy trì cân nặng khỏe mạnh tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, ngũ cốc tinh chế và các sản phẩm sữa không lành mạnh. Nó khuyến khích mọi người chỉ nên ăn các thực phẩm đã được “kê đơn” thay vì đưa ra các lựa chọn ăn uống nhanh chóng, không lành mạnh.

Kết quả rất khả quan khi một bệnh nhân đái tháo đường đã giảm được 45 pound (khoảng 20,4kg), hạ đường huyết và hạ huyết áp an toàn. Trước đó, bệnh nhân này đã thừa tới hơn 100 pound (khoảng 45,4kg) và phải cắt bỏ một ngón chân do biến chứng nhiễm trùng đái tháo đường.

Chi phí để “kê đơn” thực phẩm?

Rõ ràng, đây là tiếp cận sáng tạo và hiệu quả để điều trị chứng béo phì cũng như các bệnh liên quan đến béo phì với giá phải chăng nhất.

Theo Geisinger, ở Mỹ, mỗi người phải bỏ ra khoảng 1.000 USD mỗi năm (tương đương gần 22,7 triệu đồng) để được “kê đơn” thực phẩm tươi từ các “hiệu thuốc” đặc biệt này. Số tiền này có thể tăng lên nhưng không cần thiết. Nhờ vậy, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chi phí này ở Việt Nam có lẽ còn dễ chịu hơn và rẻ hơn rất nhiều so với số tiền bỏ ra để mua thuốc hay điều trị bệnh ở bệnh biện.

David Feinberg - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Geisinger cho biết: “Chỉ cần giúp giảm 1 điểm HbA1c sẽ tương ứng với việc giảm tới 8.000 USD (tương đương với 181 triệu đồng) trong chi phí chăm sóc sức khỏe. Trong năm đầu tiên, Geisinger đã ghi nhận hầu hết các bệnh nhân đều giảm tới 3 điểm HbA1c, tương ứng với tiết kiệm được khoảng 24.000 USD (543 triệu đồng) mỗi năm”.

Chỉ số A1c hay HbA1c là một xét nghiệm máu giúp bạn kiểm tra mức độ quản lý bệnh đái tháo đường có tốt hay không.

“Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi và y học dự phòng

Bạn có thể phải mất một khoản đầu tư ban đầu (kể cả thời gian và tiền bạc) để học những kiến thức cơ bản về thực phẩm và chế độ ăn lành mạnh phòng ngừa bệnh tật. Không chỉ giúp giảm chi phí điều trị y tế bằng thuốc men, thăm khám chuyên gia và phẫu thuật, các “Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi còn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong bối hiện nay, khi mà mô hình bệnh tật của con người đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm.

Ở Việt Nam, với tỷ lệ 75% tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, gout... mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không lành mạnh (poor diet) hay nói cách khác là “bệnh từ miệng”.

Có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng, một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Năm 2012, nó là nguyên nhân gây ra khoảng 17,5 triệu ca tử vong trên thế giới, chiếm khoảng 31% số ca tử vong cùng năm. Trong đó, gần một nửa số ca tử vong do nguyên nhân này có thể được ngăn ngừa với chế độ ăn uống lành mạnh.

Bằng cách ngăn ngừa bệnh tật “ngay từ miệng”, bạn có thể sống thọ hơn và chi phí chăm sóc sức khoẻ có thể giảm đáng kể. Bởi lẽ, không có biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh tốt hơn là một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục lành mạnh - xu hướng mà “Hiệu thuốc” Thực phẩm tươi đang thực hiện. Và đây cũng chính là lý do nên nhân rộng “Hiệu thuốc” đặc biệt này trên toàn cầu vì hạnh phúc, sức hỏe nhân loại và đảm bảo nòi giống cho tương lai.

Thực phẩm nên ăn: Thực phẩm có tính chống viêm; Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá; Chất béo lành mạnh; Thực phẩm giàu protein lành mạnh; Thực phẩm giàu chất xơ. Nên chọn thực phẩm hữu cơ (organic).

Thực phẩm cần tránh/hạn chế tiêu thụ: Dầu ngô và dầu đậu nành; Các sản phẩm từ sữa bò tiệt trùng; Carbohydrate tinh chế hay ngũ cốc tinh chế; Thịt từ gia súc, gia cầm nuôi công nghiệp; Các loại đường; Chất béo chuyển hóa.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng