Bổ sung chất gì để tăng cường hiệu suất tập luyện cho vận động viên?

Bổ sung thêm dưỡng chất có thể giúp tăng cường hiệu suất tập luyện cho vận động viên

Ăn khoai tây giúp tăng hiệu suất tập luyện tương đương như gel carbohydrate

Bổ sung pre-workout để tăng hiệu suất tập luyện: Nên hay không?

Ăn hạt tiểu hồi giúp tăng hiệu suất tập luyện

Ăn hạt tiểu hồi giúp tăng hiệu suất tập luyện

Dưới đây là 3 loại vitamin và khoáng chất có thể giúp vận động viên đánh bại sự mệt mỏi và tăng cường hiệu suất tập luyện, thi đấu:

(Lưu ý: Nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế và dinh dưỡng thể thao trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào)

1. Vitamin B

Thành thích trong nhiều môn thể thao có cao hay không có thể phụ thuộc vào vóc dáng thon gọn, dẫn tới việc các vận động viên nữ có xu hướng tập luyện và ăn kiêng quá mức. Chế độ ăn kiêng phổ biến mà giới vận động viên nữ thường áp dụng là ăn chay hoặc thuần chay, gây thiếu hụt vitamin B3, B6 và B12 nghiêm trọng.

Do vitamin B rất cần thiết để giải phóng năng lượng trong cơ thể, hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein, nên thiếu hụt chúng có thể gây ra nhiều rắc rối, bao gồm: Tăng mệt mỏi, chấn thương, làm giảm hiệu suất tập luyện và thi đấu của vận động viên.

Ngoài ra, các vận động viên nữ và phụ nữ hoạt động nhiều đều có thể có ít vitamin B6, B9 và B12 để chuyển hóa homocysteine, khiến nồng độ homocysteine ​​trong máu tăng cao so với những người ít hoạt động thể chất hơn. Như đã biết, tăng nồng độ homocysteine trong máu có liên quan với nhồi máu cơ tim, đột quỵ và sự tạo thành huyết khối. Bởi vậy, bạn cần phải ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B hơn, hoặc dùng thêm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B.

Tìm hiểu thêm: Bổ sung vitamin B, khi nào là thừa?

2. Sắt

Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở các vận động viên và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện, thi đấu.

Trong thực phẩm, có 2 loại chất sắt là heme (trong các sản phẩm từ động vật, dễ hấp thụ) và non-heme (có trong thực vật, khó hấp thu).

Thiếu hụt chất sắt thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là những người tham gia các môn thể thao sức bền. Theo một nghiên cứu của Thụy Sĩ, tỷ lệ thiếu sắt ở các vận động viên nữ tuổi teen lên tới 52%.

Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng mức độ sắt thấp có thể gây ra nhiều triệu chứng bất lợi ở các vận động viên nữ, bao gồm giảm sức chịu đựng và tăng tiêu hao năng lượng.

Nếu chế độ ăn ăn thông thường không thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt sắt, bạn có thể bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng hoặc vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, nên tham vấn bác sỹ trước khi bổ sung sắt và thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ thiếu hụt sắt của bản thân. Bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.

Tìm hiểu thêm: 4 lưu ý khi bổ sung sắt để hạn chế tác dụng phụ

3. Calci và vitamin D

Bộ đôi dưỡng chất này giúp cơ thể xây dựng và giúp xương, răng và cơ bắp chắc khỏe. Chúng có thể giúp vận động viên duy trì khối lượng cơ bắp và giảm nguy cơ chấn thương, chẳng hạn như gãy xương.

Bạn có thể có được nhiều calci từ thực phẩm thông thường (như các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm, cá có xương mềm) và các sản phẩm bổ sung (sữa bổ sung calci, thực phẩm chức năng).

Ăn các thực phẩm giàu vitamin D (dầu gan cá tuyết, các loại cá, gan bò, nấm) và tắm nắng là hai cách tự nhiên để tăng mức độ vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn bổ sung vitamin D từ thực phẩm chức năng, nhưng hãy chắc chắn tuân thủ đúng liều lượng được khuyến nghị. Không nên bổ sung vitamin D quá liều, kể cả khi cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin D nặng.

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để ngăn ngừa tác dụng không mong muốn khi bổ sung vitamin D?

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất