Quả sa kê giúp chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và chống ung thư?

Quả sa kê vào mùa từ tháng 7 đến hết tháng 10 âm lịch

Sa kê nấu kiểu miền Tây cho người ăn chay

Chiết tách dược chất chống oxy hóa từ lá sa kê, vỏ măng cụt

Lợi ích sức khỏe của mít

Ăn mít đúng mùa - vừa khỏe vừa xinh

Quả sa kê hay còn gọi là xa kê (tên tiếng Anh: Breadfruit) là trái cây bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền Tây Thái Bình Dương. Hiện nay, sa kê đã được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Sa kê chứa nhiều tinh bột, được chế biến theo nhiều cách như quay, nướng, chiên hay luộc. Khi được chế biến, nó có mùi vị giống như khoai tây hay tương tự như bánh mì mới nướng, vì thế mà có tên gọi cây bánh mì.

Theo dõi infographic dưới đây để biết được những giá trị dinh dưỡng mà quả sa kê mang lại:

Xem tiếp để tìm hiểu công dụng của quả sa kê đối với sức khỏe


Ăn sa kê có tốt không?

Sa kê rất giàu giá trị dinh dưỡng và có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh:

Không chỉ quả sa kê mới co lợi ích cho sức khỏe con người, vỏ và lá sa kê còn là nguồn dược liệu có giá trị. PGS.TS Trần Thu Hương đã công bố đề tài "Nghiên cứu quy trình chiết tách phân đoạn có hoạt tính sinh học từ cây sa kê (Artocarpus altilis, Moraceae) và cây măng cụt (Garcinia mangostana Linn., Clussiaceae)" nhằm hướng tới một loại dược phẩm mới từ nguyên liệu sẵn có trong nước, hỗ trợ điều trị một số bệnh (đái tháo đường, tăng huyết áp…) đang có xu hướng tăng cao. Đề tài đã được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí dưới dạng một đề tài dành cho các nhà khoa học trẻ (đề tài khoa học công nghệ tiềm năng). Sau 12 tháng thực hiện, đề tài được nghiệm thu với kết quả nghiên cứu thành công quy trình chiết tách, phân lập một số hợp chất có hoạt tính sinh học: Chống oxy hoá, hạ glucose máu, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp… từ lá cây sa kê và ở quy mô phòng thí nghiệm.

Bên cạnh đó, vỏ cây sa kê cũng là nguồn chất chống oxy hóa phong phú có thể hỗ trợ sức khỏe làn da: Chống nếp nhăn và ngăn ngừa ung thư da.

Tác dụng phụ tiềm năng khi sử dụng quả sa kê

Nếu bạn gặp phải một phản ứng dị ứng điển hình khi ăn quả sa kê, bao gồm: Phát ban và/hoặc viêm, sưng môi, lưỡi hay miệng... thì nên ngừng ăn quả sa kê ngay lập tức.

Ăn quả sa kê xanh và chưa được nấu chín có thể gây ngạt thở. Vì vậy, tốt nhất nên ăn lúc nó chín và đã qua chế biến.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất