5 loại kháng sinh tự nhiên hiệu quả nhất mọi chuyên gia khuyên dùng

Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh để bảo vệ sức khỏe toàn diện

8 cách sử dụng keo bạc - kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ

Cách giảm tác dụng phụ khi uống thuốc kháng sinh

Loại kháng sinh cực mạnh có thể chống lại các loại siêu vi khuẩn

Những ảnh hưởng của thuốc kháng sinh tới phụ nữ có thai

Một số chất chiết xuất thực vật, tinh dầu và thậm chí cả thực phẩm cũng có tính chất kháng sinh. Ví dụ, một số thực phẩm và chiết xuất từ rau củ quả được dùng như chất bảo quản, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm. Đôi khi, các tính chất này có thể hỗ trợ nhiều hơn cho con người. Giả sử, chiết xuất từ ​​nam việt quất (cranberry) chứa cả các hợp chất kháng khuẩn và chống oxy hóa, làm cho nó trở thành phương pháp chữa trị tại nhà cho nhiễm trùng đường tiểu (UTIs).

Các loại thảo mộc cũng có thể là kháng sinh. Một nghiên cứu đã thử nghiệm 58 loại thảo mộc Trung Quốc và thấy rằng: 23 loại có tính kháng khuẩn và 15 loại có đặc tính chống nấm. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy liệu pháp thảo dược cũng có hiệu quả như một chất kháng sinh hóa học trong điều trị sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).

Dưới đây là 5 chất kháng sinh phổ biến và hiệu quả nhất mà bạn có thể thử ở nhà:

Mật ong

Mật ong là một trong những chất kháng sinh được biết đến lâu đời nhất. Người Ai Cập cổ đại thường sử dụng mật ong như một chất kháng sinh tự nhiên và bảo vệ da.

Mật ong có tính chất kháng khuẩn nhờ chứa hydrogen peroxide. Nó cũng có hàm lượng đường cao, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn.

Ngoài ra, mật ong có mức độ pH thấp, có thể rút độ ẩm khỏi vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị mất nước và chết đi.

Để sử dụng mật ong như một chất kháng sinh, hãy thoa mật ong trực tiếp vào vết thương hoặc khu vực bị nhiễm trùng. Nếu có thể, hãy chọn cho mật ong nguyên chất Manuka. Bạn cũng có thể ăn mật ong để giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng bên trong cơ thể. Đơn giản, bạn chỉ cần nuốt 1 thìa canh hoặc khuấy nó vào một cốc trà thảo dược ấm và uống.

Lưu ý: Mật ong trong hầu hết các trường hợp là lành tính và có thể an toàn để sử dụng trên da hoặc trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong.

Chiết xuất tỏi

Tỏi từ lâu đã được cho là có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn có thể ăn tỏi tươi, sử dụng tỏi trong các món ăn, ăn tỏi ngâm… an toàn. Bạn cũng có thể đập dập vài tép tỏi tươi và thoa trực tiếp vào vết thương để sát khuẩn.

Lưu ý: Không nên tiêu thụ tỏi với liều lượng lớn vì nó có thể gây ra chảy máu trong. Chỉ nên tiêu thụ 2 nhánh tỏi mỗi ngày. Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm bổ sung tỏi, hãy đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, hãy hỏi ý kiến ​​bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung tỏi.

Chiết xuất nhựa thơm (Myrrh)

Một nghiên cứu năm 2000 đã kết luận rằng một chất chiết xuất từ ​​nhựa thơm có thể tiêu diệt một số mầm bệnh bạn có thể gặp mỗi ngày, bao gồm: E.Coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Candida albicans.

Lưu ý: Nhựa thơm có thể được dung nạp tốt, nhưng nuốt phải nó có thể gây tiêu chảy. Nếu dùng nhựa thơm trên da, da có thể bị phát ban nhẹ. Nếu dùng với liều lượng lớn, nhựa thơm có thể gây ra vấn đề về tim mạch. Vì vậy hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn sử dụng.

Tinh dầu xạ hương

Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà khoa học đã kiểm tra hiệu quả của tinh dầu xạ hương và oải hương. Cả 2 loại tinh dầu này đều được thử nghiệm trên 120 chủng vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu xạ hương có hiệu quả diệt khuẩn cao hơn tinh dầu oải hương. Tinh dầu xạ hương chỉ sử dụng ngoài da sau khi đã được pha loãng với nước hoặc với dầu nền (dầu olive, dầu dừa, dầu jojoba).

Lưu ý: Bạn không nên uống tinh dầu xạ hương. Áp dụng tinh dầu chưa tinh khiết vào da có thể gây viêm và kích ứng. Những người bị tăng huyết áp hoặc gặp các vấn đề về tuyến giáp không nên sử dụng tinh dầu xạ hương.

Tinh dầu kinh giới (Oregano)

Carvacrol là một thành phần được tìm thấy trong tinh dầu kinh giới có tính chất giúp làm lành vết thương. Tinh dầu kinh giới có thể làm lành vết loét dạ dày và giảm viêm. Để điều trị nhiễm nấm trên da, bạn có thể pha một vài giọt tinh dầu kinh giới với nước rồi thoa vào khu vực ảnh hưởng. Bạn cũng có thể khuếch tán vài giọt tinh dầu kinh giới vào trong không khí để giúp làm sạch xoang.

Lưu ý: Bạn không nên uống tinh dầu kinh giới. Chỉ sử dụng tinh dầu khi đã pha loãng với nước. Bạn cũng có thể loại bỏ được vi khuẩn trong nhà bằng chất làm sạch tự nhiên (hỗn hợp tinh dầu kinh giới, giấm, nước và nước chanh).

Biết Tuốt H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất