10 thảo dược thường gặp trong TPCN giảm lo âu, trầm cảm

Với thực trạng lạm dụng thuốc Tây, con người bắt đầu chú ý hơn đến tự nhiên là dược thảo

Chống lại trầm cảm bằng cách nào khi chỉ có một mình?

Ngăn ngừa trầm cảm ở người trẻ như thế nào?

Người bị trầm cảm nên ăn gì, tránh ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Những biện pháp điều trị bệnh trầm cảm ở người trẻ

Ngày nay, thảo dược là nguyên liệu chủ yếu cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung. Thảo dược thường có dưới dạng cồn thuốc, chiết xuất, trà hoặc dạng viên.

Dưới đây là 10 sản phẩm thảo dược phổ biến giúp hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm:

1. Ashwagandha

Ashwagandha là một loại thảo dược được dùng nhiều trong y học Ayurveda. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có hiệu quả như một số loại thuốc trong việc giảm lo âu.

Ashwagandha (Withania somnifera) hay còn gọi là nhân sâm Ấn Độ

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 900mg, chia làm 2 lần uống/ngày.

2. Bacopa

Chiết xuất bacopa (Bacopa monnieri)/rau đắng biển được chứng minh là có thể bảo vệ thần kinh hoặc các tế bào thần kinh. Một nghiên cứu năm 2013 cho hay bacopa cũng có thể làm giảm cortisol - hormone gây căng thẳng, từ đó giảm lo âu, trầm cảm.

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 500mg, uống ngày/lần.

3. Chamomile

Cúc chamomile (loại Matricaria chamomilla hoặc Chamaemelum nobile) được công nhận rộng rãi với vai trò là một phương thuốc tự nhiên để giảm các triệu chứng lo lắng.

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình có thể dao động từ 350 - 500mg, uống ngày/lần.

4. Kava kava

Kava kava được dùng như một loại thuốc giảm lo âu truyền thống. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng nó nhắm vào các thụ thể GABA, từ đó quản lý các triệu chứng lo âu hiệu quả.

Kava kava (Piper methysticum) là một thực vật tới từ quần đảo Thái Bình Dương 

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 250mg, uống ngày/lần, không bổ sung vượt quá 4 tuần.

5. Hoa oải hương

Hoa oải hương (Lavandula officinalis) từ lâu đã được biết tới là một biện pháp khắc phục stress đơn giản. Nó có tác dụng an thần, hỗ trợ giảm lo lắng và trầm cảm.

Cách sử dụng: Hoa oải hương thường được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác trong các loại thực phẩm chức năng. Liều bổ sung trung bình là khoảng 400mg, uống ngày/lần.

6. Tía tô đất

Tía tô đất (Melissa officinalis) cũng có tác dụng an thần tương tự hoa oải hương.

Tía tô đất là một loài cây thân thảo trong họ Hoa môi, bản địa Nam châu Âu và vùng Địa Trung Hải

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 500mg, uống ngày/lần.

7. Lạc tiên

Ở châu Âu, lạc tiên (Passiflora incarnata) là cây cảnh được trồng phổ biến. Còn ở Việt Nam, lạc tiên mọc hoang, được người dân Nam Bộ gọi là cây/dây nhãn lồng, dây chùm bao hay cây lạc. Một nghiên cứu năm 2017 đã chứng minh rằng sử dụng lạc tiên có tác dụng an thần, giảm lo âu hiệu quả. Sử dụng cồn thuốc từ hoa lạc tiên mang lại hiệu quả lớn nhất.

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 500mg, uống ngày/lần.

8. Cây rễ vàng

Từ lâu, cây rễ vàng (Rhodiola rosea) được sử dụng như một chất bổ trợ thần kinh và xoa dịu lo âu.

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 500mg, uống ngày/lần.

9. St. John’s wort

Tuy cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh các lợi ích của thảo dược St. John’s wort (Hypericum perforatum), nhưng nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định thảo dược này có thể giúp giảm lo lắng liên quan đến trầm cảm.

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 300mg, chia làm từ 2 - 3 lần uống/ngày. Bạn không nên dùng thảo dược này cùng với thuốc chống lo âu.

10. Rễ cây nữ lang

Từ lâu, rễ cây nữ lang (Valeriana officinalis) đã được sử dụng để trợ giúp cho giấc ngủ của con người. Nó cũng hỗ trợ giảm lo âu, trầm cảm tốt.

Cách sử dụng: Liều bổ sung trung bình khoảng 500mg, chia làm từ 1 - 2 lần uống/ngày.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất