Ưu và nhược điểm của 10 thành phần thường gặp trong thực phẩm chức năng

Cần đọc kỹ bao bì thực phẩm chức năng trước khi lựa chọn

Cảnh báo loại thảo dược dùng nhiều trong TPCN gây độc cho trẻ nhỏ

NeuroBloom - Nguyên liệu mới giúp cải thiện chức năng não bộ

Cảnh báo pháp lý khi sử dụng hỗn hợp trộn trong sản xuất TPCN

Cốc sữa sẽ thêm ngon và bổ nếu cho thêm những nguyên liệu này

Tất cả các thành phần trong thực phẩm chức năng dưới đây đều có nguồn gốc từ thực vật, nhưng khác nhau về hiệu quả và độ an toàn. Những đánh giá này được Consumer Reports - một tạp chí tiêu dùng uy tín hàng đầu của Mỹ dựa trên nghiên cứu được biên soạn bởi Viện Sức khỏe Quốc gia (Mỹ):

Củ dền (Beetroot)

Mục đích sử dụng: Thường được bán dưới dạng bột để pha với nước, trộn vào các loại nước ép hay smoothie, giúp cải thiện thành tích thể thao.

Bằng chứng khoa học: Mặc dù các nghiên cứu đã mang lại kết quả mâu thuẫn, nhưng nhiều chuyên gia vẫn tin rằng nó có thể cải thiện hiệu suất trong các môn thể thao sức bền, như chạy, bơi, chèo thuyền và đạp xe.

Tác dụng không mong muốn: Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định sự an toàn khi sử dụng thành phần này. Tuy nhiên, chưa có rủi ro đáng tiếc nào được ghi nhận như bạn tiêu thụ củ dền vừa phải (khoảng 2 cốc mỗi ngày) trong vài tuần.

Thiên ma (Black cohosh)

Mục đích sử dụng: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng mãn kinh, đau bụng kinh hoặc kích thích chuyển dạ.

Bằng chứng khoa học: Chưa có nghiên cứu đủ thuyết phục để chứng minh các lợi ích nêu trên.

Tác dụng không mong muốn: Mặc dù thiên ma đã được chứng minh là có thể sử dụng an toàn trong suốt 1 năm, nhưng nhiều sản phẩm chứa thiên ma bị trộn lẫn với các loại thảo mộc khác. Đây có thể chính là nguyên nhân gây tổn thương gan.

Hoa cúc (Chamomile)

Mục đích sử dụng: Hỗ trợ điều trị mất ngủ, lo lắng và các vấn đề đường tiêu hóa.

Bằng chứng khoa học: Các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng hoa cúc có thể có lợi cho chứng lo âu và làm dịu cơn đau dạ dày khi được kết hợp với các loại thảo mộc khác, bao gồm cây kế sữa và bạc hà.

Tác dụng không mong muốn: Hoa cúc có thể sử dụng an toàn khi được cung cấp dưới dạng trà. Những người bị dị ứng với cỏ dại phấn hương (ragweed) có thể phản ứng với hoa cúc. Nó cũng có thể tương tác với các loại thuốc được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng và thuốc chống đông máu.

Quả nam việt quất

Mục đích sử dụng: Chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu (UTI).

Bằng chứng khoa học: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng quả nam việt quất có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cho một số người. Nhưng nghiên cứu đã không chỉ ra rằng nó có hoạt động như một phương pháp điều trị bệnh này hay không.

Tác dụng không mong muốn: Uống nước ép nam việt quất nói chung là an toàn, nhưng chúng lại có khá nhiều đường. Uống quá nhiều nước ép này có thể dẫn đến đau dạ dày và uống trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nam việt quất trong các sản phẩm thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc chống đông máu.

Gừng

Mục đích sử dụng: Thường được sử dụng để giảm buồn nôn và nôn, đôi khi cũng có lợi cho các tình trạng khác, bao gồm viêm khớp và say tàu xe.

Bằng chứng khoa học: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể giúp giảm buồn nôn liên quan đến mang thai và hóa trị. Có ít bằng chứng khẳng định nó có thể làm giảm buồn nôn vì lý do khác hoặc các bệnh khác.

Tác dụng không mong muốn: An toàn khi sử dụng như một loại gia vị. Một số người tiêu thụ gừng có thể bị đầy hơi và ợ nóng. Những người bị sỏi mật và dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng gừng.

Xem tiếp


Chiết xuất trà xanh

Mục đích sử dụng: Chủ yếu để cải thiện sự tỉnh táo, giảm các triệu chứng đường tiêu hóa và thúc đẩy giảm cân.

Bằng chứng khoa học: Caffeine trong trà xanh có thể giúp bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng đủ thuyết phục để khẳng định rằng trà xanh giúp giảm cân hiệu quả.

Tác dụng không mong muốn: Uống trà xanh vừa phải được cho là an toàn. Nhưng sử dụng chiết xuất trà xanh đã được chứng minh là có liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm tổn thương gan, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và thậm chí tử vong. Consumer Reports khuyến cáo nên tránh các loại thực phẩm chức năng chứa chiết xuất trà xanh.

Cây kế sữa (Milk thistle)

Mục đích sử dụng: Chủ yếu được sử dụng cho các vấn đề về gan, như viêm gan và xơ gan.

Bằng chứng khoa học: Các nghiên cứu còn chưa đồng nhất về kết quả. Một số nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân bị gan dùng cây kế sữa đã có sự thuyên giảm rõ rệt. Nhưng các nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng nó không tốt hơn giả dược là mấy.

Tác dụng không mong muốn: Cơ thể vẫn có thể dung nạp tốt khi dùng cây kế sữa liều vừa phải. Tuy vậy, một số người đã gặp vấn đề về đường tiêu hóa, dị ứng (đặc biệt đối với những người dị ứng với ragweed). Bệnh nhân đái tháo đường cũng nên sử dụng cây kế sữa thật thận trọng, vì nó có thể gây ra cơn hạ đường huyết.

Cọ lùn (Saw palmetto)

Mục đích sử dụng: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới.

Bằng chứng khoa học: Các nghiên cứu nhỏ cho thấy cọ lùn có thể mang lại lợi ích nêu trên. Tuy nhiên, các nghiên cứu quy mô lớn đã kết luận rằng nó không hiệu quả hơn giả dược.

Tác dụng không mong muốn: Một số người gặp phải những tác dụng nhẹ, chẳng hạn như đau đầu.

Cây ban Âu (St. John’s Wort)

Mục đích sử dụng: Chủ yếu dùng trong các sản phẩm dành cho trầm cảm, đôi khi giúp giảm các triệu chứng mãn kinh, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bằng chứng khoa học: Một vài nghiên cứu chứng minh cây ban Âu có thể giảm trần cảm. Nhưng các bằng chứng không cho thấy nó có lợi cho bệnh nhân ADHD hoặc các bệnh khác.

Tác dụng không mong muốn: Nó có thể đe dọa tính mạng người dùng nếu được sử dụng cùng lúc với một số loại thuốc và làm suy yếu tác dụng của thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, một số loại thuốc trị ung thư và chống đông (như Warfarin). Tác dụng phụ thường gặp là lo lắng, mệt mỏi và rối loạn chức năng tình dục.

Nữ lang (Valerian)

Mục đích sử dụng: Chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Ngoài ra còn giúp giảm chứng lo âu, trầm cảm hoặc các triệu chứng mãn kinh.

Bằng chứng khoa học: Không rõ dùng bao nhiêu nữ lang mới giúp ngủ ngon, vì chưa có nhiều nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này. Có rất ít bằng chứng để khẳng định nó có thể mang lại lợi ích cho các vấn đề sức khỏe khác hay không.

Tác dụng không mong muốn: Một số người gặp phải tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như đau đầu và ngứa da. Người trưởng thành có thể sử dụng nữ lang an toàn trong thời gian ngắn. Những tác dụng của việc sử dụng nữ lang lâu dài vẫn chưa được làm rõ.

Biết Tuốt H+ (Consumer Reports)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất