Alpha Lipoic Acid - bảo bối của con mắt

Thực phẩm chức năng nào chứa Alpha Lipoic Acid ngăn ngừa bệnh về mắt?

Công nghệ mới giúp chẩn đoán tăng nhãn áp “chuẩn” hơn

12 bước ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở tuổi già

Sẹo giác mạc, mù lòa do mắt khô

Khô mắt: Không nên quá lo lắng!

Alpha lipoic acid (ALA) được phát hiện bởi nhà enzyme học người Mỹ Irwin Gunsalus từ năm 1948 và được mô tả đặc trưng bởi nhà hóa sinh học J. Lester Reed tới từ Đại học Texas, Mỹ vào tháng 3/1951. Nhưng chỉ những năm gần đây, ALA mới được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong y học cho sức khỏe.

ALA là gì?

ALA là một chất tự nhiên được tổng hợp trong ty thể của tế bào. Nó hiện diện trong mỗi tế bào bên trong cơ thể, ngoài tác dụng chống oxy hóa mạnh, ALA còn giúp làm tăng tính nhạy cảm của insulin - chất vận đường - với tế bào, nên đặc biệt hữu ích với người bệnh đái tháo đường.

Mỗi một quá trình trao đổi chất của cơ thể đều sản sinh ra các chất có hại, gọi là gốc tự do. Bình thường khi cơ thể khoẻ mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn và không quá thừa để gây hại. Và “kẻ thù” của gốc tự do chính là các chất chống oxy hóa – chất có nhiệm vụ cân bằng lại gốc tự do có hại.

Nếu các gốc tự do được tạo ra quá nhiều nhưng cơ thể lại thiếu hụt nguồn chất chống oxy hóa, chúng sẽ tấn công làm tổn thương tế bào. Khi đó, cơ thể cần được bổ sung các chất chống oxy hóa như: Vitamin A, C và E; Beta-carotene, Lutein, ALA, Selen, Carotenoid... Các chất này có tác dụng cản trở hoạt động của gốc tự do, giúp giữ ổn định chức năng và cấu trúc của các tế bào khỏe mạnh.

Giống như chất chống oxy hóa khác, ALA có thể giúp làm chậm thiệt hại tế bào - một trong những nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh nguy hiểm như: Ung thư, bệnh tim mạch, đái đường, mất thị lực... Nó cũng giúp khôi phục lại lượng vitamin cần thiết trong cơ thể như vitamin E và vitamin C, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng các phân tử carbohydrate trong khi biến chúng thành năng lượng sử dụng được.

Ngoài ra, ALA còn hoạt động như một chất hỗ trợ vitamin B chuyển hóa tất cả các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng… Điều làm cho ALA độc đáo và khác với các loại vitamin A, D, C, D, E… chính là chúng có thể hòa tan trong nước và trong chất béo.

ALA bảo vệ thị lực như thế nào?

Stress oxy hóa có thể gây tổn hại dây thần kinh mắt và gây ra các vấn đề thị lực, đặc biệt là ở những người bị đái tháo đường hoặc người cao tuổi. ALA đã được sử dụng thành công để giúp giảm các triệu chứng rối loạn kiểm soát của mắt liên quan, bao gồm: Mất thị lực, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh Wilson…

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng ALA lâu dài giúp ngừng tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến biến đổi DNA trong võng mạc, từ đó bảo vệ võng mạc hiệu quả.

Đối với bệnh đục thủy tinh thể, ALA được xem là màng chắn, giúp ức chế sự hình thành, lắng đọng của các protein ở thủy tinh thể - nguyên nhân làm đục thủy tinh thể ở người cao tuổi. Mặt khác, ALA giúp kháng AGE (yếu tố làm tăng sinh các mạch máu bất thường trong bệnh lý võng mạc do đái tháo đường), nên giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, phòng ngừa nguy cơ mù lòa.

Đối với bệnh thoái hóa điểm vàng, ALA có khả năng loại bỏ các gốc tự do, các yếu tố gây vỡ hồng cầu, giúp bảo vệ thành mạch máu tránh khỏi sự tổn thương, xuất huyết.

Đối với bệnh tăng nhãn áp, ALA phục hồi các chức năng thị giác, cải thiện sự tổn thương các tế bào thần kinh thị giác.

ALA là chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt hữu ích với người mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, đục dịch kính do quá trình lão hóa đã “thải” ra quá nhiều gốc tự do mà cơ thể không dọn dẹp hết được. Vốn dĩ khi còn trẻ, cơ thể hoàn toàn có đủ lượng chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn hàng ngày, nhưng khi có tuổi, hoặc ở những người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; Người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường khói bụi; Thực phẩm bị nhiễm bẩn do dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu; Nguồn nước bị ô nhiễm… đã khiến chất chống oxy hóa bị thiếu hụt trầm trọng.

Do đó, việc bổ sung kịp thời, đầy đủ chất chống oxy hóa mạnh như ALA sau độ tuổi 40 được nhiều chuyên gia Nhãn khoa khuyến khích. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn lẻ ALA là chưa đủ mạnh để có bảo vệ mắt một cách hoàn hảo. Do đó, việc phối hợp thêm ALA cùng các chất chống oxy hóa khác như: Quercetin, Kẽm và hoạt chất kháng viêm Palmatin có trong cây Hoàng đằng đã tạo thành giải pháp hữu hiệu, giúp phòng ngừa các bệnh về mắt hiệu quả hơn.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng tăng cường thị lực: Minh Nhãn Khang

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất