Thiền: Hiểu đúng để luyện tâm

Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm

6 tác dụng kỳ diệu của 5 phút thiền

Ngồi thiền như thế nào ?

Thực hư ngồi thiền chữa bệnh ung thư

Bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam & Phật giáo

Thiền (Trung Quốc) và Zen (Nhật Bản) có nguồn gốc phiên âm từ Jhāna trong văn học Pāḷi Phật giáo Nguyên thủy, hay Dhyāna trong ngôn ngữ Sanskrit Phật giáo Phát triển, dùng để chỉ những phương pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm.

Về việc phân loại Thiền, Thiền sư Tôn Mật đời Đường, chia làm 5 loại: Thiền ngoại đạo; Thiền phàm phu; Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa); Thiền Đại thừa; Thiền Như Lai tối thượng (hay còn được gọi là Thiền Như Lai thanh tịnh, Thiền Tổ Sư, Thiền Đốn Ngộ, Thiền Đạt Ma, Thiền Tông). Có nhiều môn phái như vậy, bởi Đức Phật Thích Ca khi truyền đạo thì tùy căn cơ, trình độ mỗi người mà chỉ cho phương pháp tu tập khác nhau, cũng ví như thầy thuốc chữa bệnh thì tùy bệnh mà cho thuốc mới có kết quả tốt.

Không thể khẳng định pháp nào hay hơn pháp nào. Mỗi người có một khả năng khác nhau nên cần biết pháp nào thích hợp với người nào. Nếu muốn tu tập cho có kết quả thì cần phải biết rõ khả năng, căn cơ của mình trước, sau đó cần tìm hiểu đạo cho kỹ thì mới có thể chọn lựa con đường thích hợp.

Đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề (Nguồn ảnh: Internet)

Vai trò của Thiền trong Phật giáo

Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận của Kimura Taiken, do hòa thượng Thích Quảng Độ dịch, có câu: “Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa… nếu Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí. Tóm lại, Phật giáo chân truyền trước sau vẫn còn nằm trong Thiền, tất cả sự tổ chức giáo lý đều phát xuất từ Thiền, do đó về mặt thực tu cũng như về mặt lý giải Phật pháp, nếu muốn được hoàn toàn, chúng ta không thể không phát kiến cái thỏa đáng tính tối hậu của Thiền”. 

Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập: Thiền định (samatha) và Thiền Minh sát (Vipassana).

Thiền định là cách tập trung ý tưởng vào một vật và không để bị chi phối bởi gì khác. Ví như khi tập trung vào hơi thở, sau một thời gian, tâm trí sẽ được an lành, yên tịnh.

Thiền Minh sát thì với cách thực tập theo cái nhìn thấu đáo thì tư tưởng của bạn sẽ được mở rộng. Khi nào cảm thấy rõ sự vật như nó vốn như thế, thì sẽ thấy mọi xúc cảm chỉ là vô thường. Khi thực tập thiền, bạn sẽ thấu hiểu rõ ràng về sự vật cũng như tính chất thật của chúng. Có thể thấy vẻ đẹp hay xấu xa, hạnh phúc hay khổ đau… đều là vô thường.

Người tu Thiền nếu chỉ học trên lý thuyết mà không từng bước Thiền tập, thì không thể nào thẩm thấu được chất Thiền.
An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức