Thảo dược “cỏ ngọt” stevia

Đường stevia ngọt hơn đường mía rất nhiều lần

Thảo dược nào dành cho người bị táo bón?

Thảo dược cho bệnh hen suyễn và COPD

Thảo dược xua tan nỗi lo mất ngủ

Cảnh báo trà thảo dược chứa chất gây ung thư

Trà thảo dược có chứa hóa chất bảo vệ thực vật: Do nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc?

Vài nét về stevia

Đường stevia đang được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Mỹ như thành phần của các loại bánh kẹo, đồ uống và một số loại trà. Stevia ngọt hơn rất nhiều so với đường nên khi sử dụng, chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ.

Stevia khác đường ở chỗ nó không chứa calo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người dùng sẽ giảm cân nếu dùng nó thay đường thông thường.

Các lá của stevia chứa sắt, kali, kẽm, magne và vitamin B3. Do thành phần dinh dưỡng của stevia chứa nhiều vi chất dinh dưỡng nên nó được dùng trong việc chữa trị bệnh táo bón và tăng cường hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Stevia còn chứa khoảng 702ppm sắt giúp cơ thể kích thích sản xuất tế bào hồng cầu (hemoglobin).

Đường stevia đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng như là một chất không gây ra bất kỳ nguy cơ sức khoẻ nào khi sử dụng vừa đủ.

Trà dùng đường stevia được ưa chuộng trên thế giới

Công dụng với sức khoẻ của stevia

- Đái tháo đường: Các nghiên cứu chỉ ra rằng đường stevia không nạp thêm calo hay carbohydrate vào cơ thể, không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hoặc phản ứng với insulin trong cơ thể. Điều này cho phép các bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn nhiều loại thực phẩm hơn và phù hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường của các bệnh nhân đái tháo đường. 

Kiểm soát cân nặng: Nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì trên thế giới ngày càng tăng là do con người ngày càng ít vận động thể lực và ăn nhiều hơn các loại chất béo và đường. Đường đóng góp đến 16% tổng số calo trong chế độ ăn uống của người Mỹ và nó đang ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát cân nặng. Giải pháp là stevia thay thế đường ăn giúp giảm năng lượng nạp vào cơ thể và không bị mất đi hương vị của món ăn. Thay thế mỗi 25gr đường trong thực phẩm hoặc đồ uống, chúng ta sẽ giảm được đến 100kcal. 

Chuyển hoá hoàn toàn: Nguyên nhân mà stevia không nạp vào trong cơ thể là do đường stevia kém hấp thu trong cơ thể và sẽ còn nguyên trong đường tiêu hoá trên. Khi nó xuống đường tiêu hoá dưới (đại tràng), stevia đường hấp thu qua tĩnh mạch và chuyển hoá ở gan trước khi được bài tiết qua nước tiểu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng stevia không bị tích luỹ trong cơ thể sau quá trình trao đổi chất.

Ung thư tuyến tuỵ: Tạp chí Dịch tễ học Mỹ đăng tải thông tin về stevia có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tuỵ đến 23%. Stevia chứa nhiều sterol và một số chất chống oxy hoá như: Triterpenes, flavonoid, tannin, kaempferol, quercetin, acid chlorogenic, acid caffeic, isoquercitrin và isosteviol. Trong đó, kaempfertol đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn chặn ung thư tuyến tuỵ. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng đường stevia thay thế còn có thể giúp người bị tăng huyết áp ổn định huyết áp, phòng tránh các bệnh tim mạch. Ngay từ năm 2008, FDA Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, đường stevia là hoàn toàn an toàn, không có dị ứng cho mọi đối tượng sử dụng hợp lý, ngay cả phụ nữ mang thai hoặc trẻ em.

Chất ngọt Stevia được chấp thuận cho sử dụng ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Hàn Quốc, Mexico, Nhật Bản, Paraguay, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Australia, Argentina, New Zealand, Colombia, Peru, Uruguay, Brazil và Malaysia…

Ở một số nước, stevia tinh khiết đã được ứng dụng trong các sản phẩm TPCN do hoạt tính diệt khuẩn mạnh mẽ chống lại một loạt các vi khuẩn gây bệnh, kể cả các chủng Escherichia coli, gây đột biến có hại với khuẩn salmonella, có lợi cho đường tiêu hoá.

Cây Stevia được trồng và thu hoạch ở nhiều nước trên thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc và Brazil. Các cây trồng sinh trưởng 40 - 80cm với lá mỏng, thân thấp, và phát triển mạnh ở các vùng ôn đới và một số vùng nhiệt đới. Stevia được trồng bằng phương pháp nhân giống cây trồng thông thường tự nhiên như thụ phấn chéo và các quá trình biến đổi không biến đổi gien khác.
Hiện tại, Trung Quốc đang là nước xuất khẩu đường stevia hàng đầu thế giới.

Stevia được trồng rất phổ biến ở Trung Quốc

Tiểu Bắc H+ (Theo medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất