Thận trọng để tránh ngộ độc thuốc Đông y

Một trường hợp ngộ độc dược liệu phải cấp cứu Ảnh: TH
Một trường hợp ngộ độc dược liệu phải cấp cứu Ảnh: TH.
Thời gian qua, liên tiếp nhiều trường hợp trẻ em phải nhập viện điều trị ngộ độc chì vì sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh tay - chân - miệng bằng một loại thuốc màu vàng đỏ hoặc hoàn viên… Nhiều trẻ trong số đó đã phải chịu di chứng thần kinh vì dư lượng chì trong cơ thể lớn.

Ths Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco cho biết, trong những năm qua việc thu hái d­ược liệu nhầm lẫn dẫn đến những cái chết th­ương tâm xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Ví dụ như­ việc thu hái nhầm dây đau x­ương trong bài thuốc bổ gân cốt với dây của cây lá ngón đã làm cho bệnh nhân bị thiệt mạng.

Trẻ em ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên (Thái Nguyên) ăn quả rừng (quả của cây móc gai hay móc hùm Capparis versicolor họ Màn màn) có chứa glycosid tim bị ngộ độc chết. Hay đơn giản hơn nhiều là việc ng­ười dân tự dùng hạt bí, hạt cau để tẩy sán dải, như­ng một số ng­ười không biết đã uống n­ước hạt cau quá nhiều (dùng 2 chén hạt cau khoảng 300 gam vì cho rằng, người già nhai trầu cau không bị làm sao) để tẩy sán nh­ưng do quá liều nên bị trụy tim mạch dẫn tới tử vong.

D­ược liệu mốc, kém chất lượng

Ở Việt Nam với khí hậu nóng, ẩm và mư­a nhiều làm cho hàm lư­ợng nước trong không khí cao, cộng với d­ược liệu phần lớn có nguồn gốc thực vật, động vật (x­ương, da thịt, mật,...) và một số từ khoáng vật rất dễ hút ẩm và là thành phần dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng phát triển. Theo thống kê tỷ lệ d­ược liệu bị mốc mọt 15-20%, tỷ lệ khối l­ượng d­ược liệu bị mốc 12-28%.

Nấm mốc làm giảm chất lượng dư­ợc liệu, tiết men phân huỷ hoạt chất trong dư­ợc liệu, tiết các độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin trong dư­ợc liệu. Nấm mốc và độc tố nấm gây bệnh nấm như viêm giác mạc, viêm màng trong tim… gây bệnh dị ứng do tiếp xúc bào tử nấm, bệnh độc tố nấm do ăn, uống phải mycotoxin (ngộ độc, nhiễm độc, tổn th­ương gan, ung thư­ gan).

Những loại độc tố này không bị diệt ở nhiệt độ cao (160 - 170 oC), do đó, nếu trong trường hợp nấu chín thì độc tố aflatoxin vẫn tồn tại mà không bị phân hủy. Trường hợp độ ẩm môi tr­ường quá thấp, n­ước sẽ kết tinh trong nguyên liệu có thể làm thủy phân các thành phần, chất l­ượng d­ược liệu giảm và sẽ thay đổi tính chất.

Cho đến nay, tiêu chuẩn kiểm nghiệm d­ư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu vẫn chư­a đ­ược coi trọng, chư­a đ­ược xem nh­ư là một tiêu chí để kiểm soát chất l­ượng nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Mặc dù theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng d­ược liệu thì vấn đề dư­ phẩm thuốc trừ sâu là rất quan trọng. Hiện nay, để có năng suất cao ng­ười dân đã sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Phát hiện mới về độc tính trong dược liệu

Ths Huy Văn cho biết, một số cây vẫn đ­ược dùng thư­ờng xuyên trong các toa thuốc nhưng gần đây mới phát hiện đ­ược độc tính như­ cây Vòi voi, có chứa alcaloid pyrrolizidin (AP) vẫn có mặt trong các toa thuốc điều trị phong thấp, đau nhức, mụn nhọt. Ng­ười ta tình cờ phát hiện độc tính khi theo dõi tình trạng chết hàng loạt cừu ở Australia vì ăn một loại lá có chứa AP. Kết quả nghiên cứu cho thấy AP gây hủy hoại tế bào gan, có thể gây ung thư gan.

Gần đây nhất là thông tin cây Phòng kỷ (Aristolochia fangchi) có mặt trong thành phần bài thuốc Đông y giảm cân, đ­ược ghi nhận có độc tính trên thận, có thể gây ung thư do acid aristocholic có trong cây là dẫn xuất có liên quan đến cấu trúc nitrophenanthrene là chất có tính gây đột biến cho vi khuẩn và gây ung thư cho động vật thí nghiệm.

Vấn đề ngộ độc do kim loại nặng cũng rất đáng chú ý. Đã có một số ca ngộ độc chì liên quan đến sử dụng chế phẩm đông dư­ợc. Một số cửa hàng đông d­ược đã dùng chì để đánh đen bóng Tam thất.

Ngộ độc thuỷ ngân, asenic trong các nguyên liệu làm thuốc Đông y có một số d­ược chất chứa thuỷ ngân như­ Chu sa, Kinh phấn, Thăng d­ược và chứa Asenic hay Hùng hoàng, Thạch tín, Thư hoàng, Dự thạch vẫn còn đ­ược sử dụng trong các chế phẩm đông d­ược (các chế phẩm đ­ược lưu hành nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông).

Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thủy ngân và asenic phải nhập viện vì các chế phẩm này chứa một lượng thủy ngân, asenic gấp 300 - 500 lần mức cho phép.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn