Có nên dùng đồ uống chứa than hoạt tính để thải độc?

Uống than hoạt tính có tác dụng gì và có nên uống than hoạt tính?

Than hoạt tính và 5 lợi ích không ngờ cho cơ thể

8 lợi ích không ngờ của than hoạt tính

Dùng than hoạt tính trong xử lý ngộ độc

Thiếu than hoạt tính, bác sĩ “tự làm tự sướng”

Than hoạt tính là gì?

Than hoạt tính (Charcoal) được tạo từ gỗ và than đá thường có giá thành thấp, từ xơ dừa, vỏ trái cây thì giá thành cao và chất lượng hơn. Nó gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình (bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát. 

Than hoạt tính không độc, khi uống vào không hấp thu vào máu mà thải ra ngoài cơ thể theo phân (tạo màu đen). Một số công dụng truyền thống cho than hoạt tính bao gồm: Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm, phòng chống say rượu bia, giảm đầy hơi, hạ cholesterol, giảm độc tính do uống thuốc quá liều…

Ngày nay, than hoạt tính được cho thêm vào các loại đồ uống giải độc và các sản phẩm mỹ phẩm. Nhiều công ty sản xuất nước ép cũng đã cung cấp các loại đồ uống kết hợp than hoạt tính với nước tinh khiết, nước chanh hoặc đường tự nhiên. Hương vị của thức uống này không hề bị biến đổi vì bản thân than hoạt tính không có mùi vị đặc trưng.

Tuy nhiên, có một vài điều bạn cần phải biết trước khi lựa chọn các loại đồ uống chứa than hoạt tính:

Thứ nhất, loại đồ uống bạn mua có thể chứa rất ít than hoạt tính và giá còn đắt hơn rất nhiều so với đồ uống cùng loại.

Thời gian tốt nhất để uống than hoạt tính là vào buổi sáng, cách xa các bữa ăn 90 phút - 2 giờ, hoặc vài uống ngay trước khi đi ngủ.

Thứ hai, than hoạt tính có tác dụng loại bỏ các độc tố và nó cũng loại bỏ luôn các chất xung quanh, bao gồm cả vitamin và khoáng chất tốt có được trong nước ép trái cây hay rau xanh. Nói cách khác, than hoạt tính ngăn cản cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn nếu bạn uống than hoạt tính ngay trước và sau khi ăn.

Thứ ba, than hoạt tính tương tác có hại với một số loại thuốc như: Naltrexone, Acrivastine, Bupropion, Carbinoxamine, Fentanyl, Hydrocodone, Meclizine, Methadone, Morphine, Morphine Sulfate Liposome, Mycophenolate Mofetil, Acid Mycophenolic, Oxycodone, Oxymorphone, Suvorexant, Tapentadol, Umeclidinium, Acetaminophin, Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Theophylline…

Tóm lại, khi không bị ngộ độc thì bạn không nên dùng than hoạt tính và nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất