Ý nghĩa Tết Hàn thực trong văn hóa người Việt

Ngày Tết Hàn thực của người Việt luôn phải có món bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn thực vui với bánh trôi dễ thương của Nhật Bản

Bánh trôi nước đàn thỏ trắng tuyệt đẹp hút "like" cộng đồng mạng

Nghi lễ cúng Tết Hàn Thực

Plank bao lâu thì tiêu hết một đĩa bánh trôi?

Bạn đã biết ý nghĩa của Tết Hàn thực trong văn hóa người Việt?

Ngày Tết Hàn thực bắt nguồn từ Trung Quốc, mang ý nghĩa tưởng nhớ Giới Tử Thôi - một hiền sỹ đã có công phò vua Tấn Văn Công. Trong 3 ngày (từ 3/3 đến 5/3 Âm lịch hàng năm, người Trung Quốc phải kiêng đốt lửa, chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn để tưởng nhớ tới vị hiền sỹ này.

Từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa. Người Việt cũng tổ chức Tết Hàn thực vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm, nhưng với ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ tới công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Dân ta cũng không kiêng lửa trong ngày này, việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường nhưng để chuẩn bị các món ăn nguội. Hiện nay, Tết Hàn thực vẫn được duy trì ở miền Bắc, nhất là các tỉnh xung quanh Hà Nội.

Tết Hàn thực năm nay rơi vào ngày 30/3 Dương lịch

Theo âm Hán - Việt, “hàn” là lạnh, “thực” là thực phẩm, đồ ăn. Chính vì vậy, người Việt thường chế biến các món ăn nguội trong ngày Tết Hàn thực để cúng thần hoàng, cúng tổ tiên. Món ăn nguội truyền thống trong dịp này nhà nào cũng chuẩn bị là bánh trôi, bánh chay.

Tại sao Tết Hàn thực của người Việt phải có bánh trôi, bánh chay?

Bánh trôi, bánh chay là 2 loại bánh đặc biệt được người Việt sáng tạo nên như một món ăn truyền thống trong ngày Tết Hàn thực. Nhiều sự tích cho rằng bánh trôi, bánh chay được sáng tạo dựa theo sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Mỗi viên bánh nhỏ lại tượng trưng cho một quả trứng của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Bánh trôi, bánh chay được chế biến từ bột gạo nếp, gạo tẻ. Bánh trôi nặn viên nhỏ, bao lấy nhân đường mật/đường phèn. Bánh chay nặn tròn dẹt, trong có nhân đậu xanh đã được nấu chín. Bánh được luộc chín, để nguội. Riêng bánh chay khi ăn được cho vào bát nước đường, bột sắn dây thanh ngọt.

Truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để mỗi dịp Tết Hàn thực tới, cả gia đình lại vừa cùng nhau quây quần thưởng thức đĩa bánh trôi, bánh chay, vừa ôn lại những câu chuyện xưa cũ, tưởng nhớ những người thân đã khuất trong gia đình.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa