Tật mút tay ở trẻ... chớ coi thường!

Tật mút tay có thể được hình thành từ lúc còn trong bụng mẹ, và thành thục khi mới sinh

Cứu cánh tay trẻ sơ sinh bị hoại tử

Trẻ bị ho nhiều về đêm có nguy hiểm không?

Mặc ít áo, trẻ khỏe hơn

Trẻ ngủ ngáy - Chớ xem thường

Nguyên nhân dẫn đến tật mút tay ở bé:

Các mẹ có để ý rằng, bé hay mút tay khi đói, khi sợ hoặc khi không có núm vú giả? Tật mút tay có thể được hình thành từ lúc còn trong bụng mẹ, và thành thục khi mới sinh. Bé thường mút tay mỗi khi mệt mỏi, giận dữ, chán nản, bệnh tật hoặc cố gắng điều chỉnh để thích nghi với những thách thức mới như ngày đầu tiên đi học. Bé có thể mút tay để ngủ nhanh hơn hoặc ru ngủ trở lại mỗi khi bé thức giấc vào nửa đêm.

Theo nhận định từ những chuyên gia của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ (American Association of Pediatrics - AAP) cho thấy hầu hết những trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay

Dần dần thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú. Phần lớn trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 - 2 tuổi, nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi.

Cũng có một số trẻ thích mút ngón tay vào ban đêm hoặc thỉnh thoảng khi bị stress (căng thẳng tinh thần) quá nhiều dù đã lớn, vì mút ngón tay là phản xạ tự nhiên để trẻ tự làm dễ chịu bản thân mình khi mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc cần thư giãn. Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích.

Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 - 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 - 5 tuổi.

Bé mút tay do thói quen ngay cả khi đã lớn nếu người lớn không rèn cho bé 

Nghiên cứu của Kantorowicz và Bruck về tỉ lệ mút tay ở trẻ em khác nhau ở mỗi độ tuổi.

Hầu hết trẻ em trên 6 tuổi không còn thói quen mút tay.

Tuổi

Kantorowicz

Brückl

0–1
1–2

92%
93%

66%

2–3

87%

3–4
4–5
5–6

86%
85%
76%

25%

Trên 6 tuổi

9%

Bé mút tay có hại không?

Hầu hết bé có thể mút tay một cách an toàn mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào đến răng và nướu cho đến khi bé bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Thông thường, răng vĩnh viễn sẽ không mọc cho tới khi bé được sáu tuổi. Tuy vậy, nếu bé mút tay quá mạnh, lưỡi sẽ đẩy mạnh vào răng làm răng bị biến dạng và bé có thể gặp vấn đề về răng miệng sau này. Những bé ít đặt ngón tay cái vào miệng thường ít gặp vấn đề về răng miệng hơn so với những bé thích mút tay.

Chính vì vậy, mẹ nên quan sát cách mút tay của bé. Nếu bạn để ý thấy bé có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng hoặc không chắc việc bé mút tay có gây tổn hại cho bé hay không, tốt nhất nên đưa bé đến nha sỹ kiểm tra.

Đối với trẻ ở thời kỳ bộ răng hỗn hợp mút tay thường gây hậu quả. Các răng cửa hàm trên nghiêng ra trước, các răng cửa hàm dưới nghiêng vào trong gây lệch lạc và mất thẩm mỹ cho hàm răng trẻ sau này.

Tật mút tay ở trẻ nhỏ có thể gây lệch răng và hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ chức năng ăn nhai, giọng nói của trẻ

 

Hiện nay, bệnh tay chân miệng đang là mối nguy hiểm rình rập các bé, tật xấu này cũng làm các bé dễ mắc bệnh, và lây lan nhanh hơn. Thêm nữa, do bàn tay chứa nhiều vi khuẩn rất dễ gây bệnh nhiễm khuẩn ở miệng, các bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, nhiễm giun, sán...)

Thử các cách để giúp bé bỏ tật mút tay

Nếu bé có khuynh hướng mút tay mỗi khi đói bụng, bé sẽ sớm học được cách đơn giản là mở tủ lạnh ra và kiếm thứ gì đó có thể ăn được hoặc xin một gói bánh.

Biện pháp can thiệp bằng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ thói quen hay tránh những tổn thương ngón tay cho bé

Nếu biết thời gian và địa điểm bé thường thích mút tay, ví dụ như khi xem tivi, tìm cách xao lãng bé bằng một hoạt động khác thay thế, như ném bóng hoặc thú đeo ngón tay để bé chơi.

Nếu bé có khuynh hướng mút tay khi mệt, thử để bé ngủ lâu hơn hoặc cho bé ngủ sớm hơn vào buổi tối.

Nếu bé mút tay mỗi khi giận giữ, giúp bé thể hiện cảm xúc bằng lời nói.

Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ