Táo bón ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và cách khắc phục

Làm sao để khắc phục chứng táo bón một cách hiệu quả?

Tác hại của chứng táo bón với trẻ (2 – 6 tuổi)

Làm sao để ngăn ngừa táo bón khi uống vitamin tổng hợp?

5 cách đơn giản làm giảm táo bón ở người lớn hiệu quả

9 cách giúp bé hết ngay táo bón, đi ngoài dễ dàng

Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em. Thứ nhất là do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa (do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng). Tình trạng này hiếm gặp và thường chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp táo bón. Nếu trẻ liên tục bị táo bón nặng như phân khô cứng, đi ngoài chảy máu, rặn khó thì cần đưa trẻ đi khám bác sỹ.

Trẻ mắc táo bón do tổn thương thực thể và chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Thứ hai là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, do chế độ ăn uống thiếu cân bằng như uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều protein, ít chất xơ, pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hằng ngày, sử dụng thuốc kháng sinh... Khi cơ thể trẻ bị thiếu nước, nó sẽ lấy nước từ bất kỳ nguồn nào nhằm đáp ứng nhu cầu, thậm chí cả lượng nước còn dư thừa ở chất thải ruột già sau quá trình tiêu hóa. Từ đó càng khiến phân của bé trở nên rắn và khô, khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi đi ngoài.

Ngoài ra, một số loại sữa có thành phần khó tiêu hóa cũng dễ khiến trẻ gặp phải tình trạng táo bón. Thông thường, trẻ bú mẹ sẽ ít khi bị táo bón do tỷ lệ protein và chất béo trong sữa mẹ là hài hòa và tối ưu cho tiêu hóa. Trong khi đó, sữa công thức dễ gây ra hiện tượng táo bón vì tỷ lệ các chất chưa hài hòa theo nhu cầu của cơ thể.

Khắc phục chứng táo bón ở trẻ bằng cách nào?

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cần cho uống khoảng 100-200ml/ngày. Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng, cần cho trẻ uống 200 – 300ml/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi cần uống 500 – 600ml/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn là 1.500 – 2.000ml/ngày.

Ăn nhiều rau xanh và quả chín

Bạn nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín, không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

Massage bụng cho bé

Massage bụng giúp kích thích nhu động ruột, đưa các thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột. Bạn có thể đặt ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ, sau đó xoay vòng theo kim đồng hồ quanh rốn, mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay gần với hông trẻ.

Cho bé tắm nước ấm

Nước ấm sẽ giúp cơ bụng của trẻ sẽ được thư giãn, giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột, từ đó giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón.

Vận động và tạo thói quen đi vệ sinh

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ lớn tăng cường vận động, chú ý luyện tập thể dục thể thao. Việc tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.

Bạn cũng nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ quy định, tránh tình trạng phân bị ứ đọng, gây khó khăn khi đi ngoài.

Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm cốm TPCN Pubokid Gold. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa đột phá trong công nghệ sinh học Hoa Kỳ - ImmuneGamma giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ nhỏ, kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm giúp giảm táo bón ở trẻ nhỏ. Không chỉ dừng lại ở đó, các thành phần như lysine, kẽm, magie giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cho bé ăn ngon hết táo.

Hoài Thương H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ