Bé bị táo bón: Khi nào bố mẹ cần lo lắng?

Táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Khi nào táo bón trở nên nguy hiểm?

Hướng dẫn sử dụng trà gừng trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Làm thế nào để con bạn không bị táo bón?

Bổ sung probiotic trị táo bón cần lưu ý điều gì?

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

TS. Vincent Iannelli – người sáng tạo website Keep Kids Healthy cho biết, trẻ em có nguy cơ cao bị táo bón nếu chúng ăn ít chất xơ, ăn ít rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, nhưng lại ăn nhiều các thực phẩm tinh chế như kẹo, thức ăn chế biến sẵn. Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn uống, đổi loại sữa hoặc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Những ảnh hưởng của táo bón

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, táo bón là tình trạng phân trở nên khô, cứng hơn bình thường, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh, gây đau đớn, thậm chí là chảy máu. Khi điều này xảy ra thường xuyên và kéo dài dễ khiến trẻ sợ đi đại tiện, nín nhịn không chịu đi đại tiện, làm cho phân càng bị ứ đọng, mất nước và trẻ sẽ táo bón nặng hơn.

Táo bón ở trẻ em kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng, có thể làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, phát triển không đều về trí tuệ và thể chất. Bên cạnh đó, việc mỗi lần đi tiêu sẽ phải dùng sức để rặn, có thể gây ra tình trạng nứt hậu môn, bệnh trĩ và sa trực tràng….

Khi nào bố mẹ cần lo lắng về táo bón của trẻ?

Bố mẹ nên chú ý đến việc đi tiêu và tình trạng táo bón của trẻ

Theo Viện Hàn lâm Gia đình Hoa Kỳ, trẻ em là đối tượng rất dễ bị táo bón, vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ bị táo bón trong thời gian ngắn (khoảng một vài ngày). Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài từ 2 tuần trở lên thì con của bạn có thể có nguy cơ bị táo bón mạn tính và sẽ cần có sự chăm sóc của các bác sỹ nhi khoa.

Viện Giải phẫu Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, bố mẹ nên chú ý tới việc đi tiêu và tình trạng táo bón của trẻ. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng như: Đau bụng, buồn nôn, quần hoặc tã dính phân, có máu ở trong phân, trẻ bị sụt cân đột ngột,… thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế nhi khoa càng sớm càng tốt, vì đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng.

Điều trị táo bón ở trẻ em

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là hãy cho trẻ uống nước hoặc các loại nước trái cây nhiều hơn để làm mềm phân. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ với các loại rau xanh và hoa quả… Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ ăn, uống các thực phẩm dễ gây táo bón như: Sữa bò, pho mát, cà rốt chưa nấu chín… Nếu trẻ bị táo bón nặng, hãy đưa trẻ đi khám để được bác sỹ tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cảnh báo

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cảnh báo rằng, các phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua các loại thuốc sổ, thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho trẻ. Bởi nếu dùng không đúng cách hoặc kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)

Cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm…

Sản phẩm không chỉ giúp giải quyết tận gốc chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, những thành phần như lysine, kẽm, magie cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi, giúp bé phát triển toàn diện.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ