Táo bón - Trị liệu cách nào?

Táo bón gây cảm giác cực kỳ khó chịu cho người mắc, nhất là với những người bị táo thường xuyên

Thảo dược nào dành cho người bị táo bón?

Cách phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi

10 cách tự nhiên chữa táo bón mạn tính

Giải pháp ngăn ngừa táo bón ở bà bầu

Táo bón mãn tính dễ gây ung thư ruột già

Với một số người, điều trị táo bón khá dễ dàng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với một số người khác, quá trình điều trị này lâu hơn, kéo dài hơn. Điều đáng nói là chứng táo bón ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Lối sống tất bật và chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến con người phải đối mặt với vấn đề khó nói này nhiều hơn. 
Nguyên nhân nào gây táo?
Năm 2010, có một bệnh nhân đã vỡ đai tràng bởi nguyên nhân táo bón. Khi nhập viện, bệnh nhân ở trong tình trạng bụng căng trương cứng như gỗ, đau dữ dội. Phẫu thuật, các bác sỹ lấy từ trong ổ bụng ra 4kg phân vón cục. Bệnh nhân cho biết, trước khi xảy ra “tai nạn”, anh đã có tiền sử bị táo bón, gần 1 tháng nay anh không đi tiêu được nhưng vì ngại nói nên âm thầm chịu trận và hậu quả là như vậy.
Tất nhiên, không phải ai cũng bị táo bón và dẫn đến hậu quả như bệnh nhân trên. Đa phần, chỉ là táo bón trong một khoảng thời gian nào đó và thường là tự khỏi khi có những điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, để điều trị táo bón, cần tìm ra nguyên nhân gây “bệnh” – mà bệnh nhân chính là người hiểu vấn đề này hơn ai hết. 
Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón như: Thói quen ăn uống không khoa học; Ít vận động (thường xảy ra với dân văn phòng); Lười đi tiêu, nén hoặc nhịn việc đi tiêu; Mất ngủ; Stress; Những bệnh lý đường tiêu hóa và các bệnh lý có ảnh hưởng đến đại tràng như đái tháo đường, tắc ruột giả, ung thư, xơ cứng bì...; Hút thuốc lá; Uống quá nhiều trà và cà phê; Uống ít nước; Rối loạn hormone (trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ, hoặc do lượng hormone giáp ít và hormone cận giáp nhiều)...
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón
Làm sao biết bị táo bón?
Thập niên 90 của thế kỷ trước, trong một hội nghị tiêu hóa ở Rome (Italia), các bác sỹ tiêu hóa mới thống nhất được định nghĩa về táo bón. Theo đó, với người lớn, có từ hai hay hơn hai triệu chứng sau: Đi cầu rặn gắng sức; Phân cục, cứng, lổn nhổn; Cảm giác đi không hết phân; Cảm giác phân bị kẹt lại ở hậu môn; Phải dùng tay trợ giúp hay phải uống thuốc xổ hay thụt tháo; Đi cầu ít hơn ba lần/tuần. Lưu ý, các triệu chứng này phải xảy ra tối thiểu 12 tuần (không cần liên tục) trong 12 tháng và chỉ cần bị một lần trong bốn lần đi cầu. Với trẻ em, tối thiểu hai tuần thấy dấu hiệu: Phân cứng như đá cuội trong hầu hết các lần đi cầu; Đi cầu ít hơn hai lần trong một tuần.
Ngoài ra, các bác sỹ còn nhận thấy rằng, bệnh nhân táo bón đến khám thường thể hiện ở 3 dạng. Thông thường nhất là không có cảm giác buồn đi tiêu, số lần đi tiêu ít hơn 2 lần trong tuần và lúc đi được không cần trợ giúp. Dạng thứ hai là đi cầu được mỗi ngày nhưng rất khó khăn, cảm giác mắc cầu nhưng vào nhà cầu thì không đi được, thời gian ngồi trong cầu rất lâu, phải cần trợ giúp như ép bụng, banh rộng hậu môn, dùng tay móc phân, thụt tháo, uống thuốc xổ. Dạng thứ ba là phối hợp cả hai dạng vừa nói.

Làm gì?

Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Để chẩn đoán đúng nguyên nhân, đầu tiên phải loại trừ táo bón chức năng bằng cách thăm khám bệnh thật kỹ. Sau khi loại trừ, mới dùng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân giảm động đại tràng và hội chứng tắc nghẽn đường ra. Tuỳ từng dạng táo bón, mà bác sỹ có phương cách điều trị riêng.
Tuy nhiên, với những người mắc táo bón mà không cần điều trị, chỉ cần tuân thủ một vài thói quen đơn giản là bạn có thể hoàn toàn an tâm mình sẽ không bị “táo” viếng thăm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ táo bón, nhất là ở trẻ nhỏ
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều chất xơ. Người bị táo bón thường là những người có thói quen ăn nhiều thịt, ăn ít đậu, trái cây, rau cải... - nguồn cung cấp chất xơ cần thiết trong cơ thể. Chẳng hạn như một trái táo sẽ cung cấp khoảng một phần mười tổng số chất xơ cần dùng mỗi ngày. Một chén đậu cung cấp một phần ba nhu cầu chất xơ. Trong các loại đậu nấu chín, bắp rang, lạc, hạt điều... cũng có rất nhiều chất xơ.
 - Ăn bớt dầu lại. Bởi theo bác sỹ chuyên khoa về trị liệu dinh dưỡng, thì mọi thứ dầu ăn như dầu salad, dầu đậu nành... đều không tốt cho việc tiêu hóa. Chúng có khuynh hướng tạo thành một lớp màng bọc xung quanh thành dạ dày, làm cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất bổ dưỡng tại dạ dày và ruột non trở nên khó khăn hơn, đồng thời cũng làm tiến trình tiêu hóa bị đình trệ (có khi đến hai mươi giờ đồng hồ). Sự đình trệ này làm các thực phẩm bị lên men thối, tạo chứng sình bụng, và có thể sinh ra một số chất độc có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, các loại dầu ăn này chỉ không tốt cho bộ máy tiêu hóa nếu tiêu thụ dưới dạng dầu ăn. Với dạng nguyên thủy của nó như salad, đậu nành... thì hoàn toàn không có hại.
Động tác rặn không có lợi cho người bị táo vì nó không chỉ khiến hậu môn bị co lại khiến phân khó ra hơn mà còn dễ làm nứt hậu môn, gây chảy máu và gây nên những biến chứng nguy hại. Mặt khác, hành động này cũng làm áp suất máu trong người vọt cao lên, không hề tốt cho sức khỏe...
- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày để tránh rơi vào tình trạng táo bón. Bạn nên tự do tập cho mình một thói quen đi toilet vào một giờ giấc nhất định trong ngày, thường sau một bữa ăn là tốt nhất. Chẳng hạn sau bữa ăn tối. Sau vài ba ngày, bạn sẽ có thói quen đại tiện vào buổi tối, và sẽ không cảm thấy có nhu cầu cũng như phải "nán lại" trong những lúc bận rộn nữa.
- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. 
- Uống 1 lít nước ấm và đi bộ khoảng vài phút sau khi thức dậy vào buổi sáng. 
- Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày. 
- Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Nên vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng cách nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.
- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày bạn cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
- Massage vùng bụng dưới, dọc hai bên xương cùng đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
- Không uống trà, cà phê, nếu có thể thì uống nước khoáng có nhiều kali càng tốt.
3 hộp sữa chua mỗi ngày. Sữa chua không chỉ là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn giúp dự phòng và điều trị táo bón. Trong sữa chua có một lượng vi khuẩn có ích, giúp cho quá trình lên men các chất xơ và đường có phân tử lớn ở ruột già, giúp phân mềm và xốp hơn. Các vi khuẩn này còn làm ức chế những vi khuẩn gây bệnh, nên còn có tác dụng phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa.
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa