Táo bón có thể gây... đái dầm ở trẻ

Trẻ bị táo bón dễ bị đái dầm hơn

Trẻ bị táo bón do dị ứng sữa bò phải làm sao?

Trẻ 6 tuổi bị táo bón có nên cho uống thuốc nhuận tràng?

Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa táo bón ở trẻ?

Trẻ nên ăn gì để cải thiện tiêu hóa, "tránh xa" táo bón?

Nếu trẻ bị táo bón mà không được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể sẽ hay bị đái dầm. Nếu được điều trị tốt, trẻ có thể sẽ ngừng đái dầm trong vài tháng.

"Hầu hết trẻ em không có triệu chứng giống như bị táo bón, khiến cha mẹ không hề hay biết.” – Steve J. Hodges – Trợ lý Giáo sư về tiết niệu tại Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist ở Winston Salem (Mỹ) cho biết.

Theo Hodges, khi trẻ bị táo bón, phân trong ruột hoặc trực tràng có thể đẩy lên bàng quang, làm giảm khả năng giữ nước tiểu và gây ra đái dầm.

Nghiên cứu được tiến hành trên 30 trẻ bị đái dầm trong độ tuổi 5 – 15 (độ tuổi trung bình là 9) tại Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist. Thông qua phương pháp chụp X-quang, các nhà khoa học nhận ra rằng tất cả các em đều có độ mở rộng trực tràng do phân. 4/5 trẻ có dấu hiệu táo bón, mặc dù chỉ có 1/10 trẻ biểu hiện thành các triệu chứng táo bón.

Khi các em được điều trị bằng thuốc nhuận tràng hoặc thụt, 25 trong số 30 trẻ không còn bị đái dầm trong 3 tháng.

Hodges cho biết, ông đã áp dụng phương pháp này để điều trị thành công gần 200 trường hợp đái dầm và trào ngược nước tiểu (một tình trạng nước tiểu chảy bất thường bàng quang về phía thận).

Nhiều trẻ bị táo bón nhưng không biểu hiện thành triệu chứng

Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ em, ảng hưởng đến khoảng 15% trẻ và thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. Theo Hodges, để điều trị đái dầm hoặc trào ngược nước tiểu, nên tiến hành chụp X-quang hoặc siêu âm để kiểm tra phân trong trực tràng trước khi điều trị bằng thuốc hoặc tiến hành các phương pháp khác.

Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cũng cho rằng ngoài táo bón còn có nhiều nguyên nhân khác cũng gây nên đái dầm. Nhóm đề tài đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị phù hợp.

Theo họ, khi trẻ mắc bệnh không nên cấm trẻ uống nước mà cần bổ sung nhiều nước để để hạn chế mất nước và không để bệnh táo bón nặng hơn. Bên cạnh đó, nên khuyến khích trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ. 

Thu Hà H+ (Theo Webmd.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ