Tăng nồng độ clo máu: Nguy hiểm nhưng không được quan tâm đúng mức

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sỹ chẩn đoán chứng tăng nồng độ clo máu

Làm sao để cải thiện tuần hoàn máu ở người đái tháo đường

Tìm hiểu về chỉ số MCH trong máu

Không xét nghiệm máu có phát hiện sốt xuất huyết không?

Phát hiện ung thư bằng một xét nghiệm máu đơn giản?

Tăng nồng độ clo máu (hyperchloremia) là tình trạng rối loạn chất điện giải, xảy ra khi hàm lượng clo trong huyết thanh vượt trên mức bình thường.

Mức clo tăng cao kéo dài có thể gây ra triệu chứng phù nề, tăng huyết áp, yếu cơ, nhịp tim bất thường, nhầm lẫn, khó tập trung, thay đổi tâm trạng, tê hoặc ngứa ran bì.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào nồng độ clo cao đến đâu, thời gian duy trì và các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, các loại thuốc sử dụng…

Nguyên nhân tăng nồng độ clo máu

- Các vấn đề về đường tiêu hóa, như ói mửa hoặc tiêu chảy. Chúng có thể khiến cơ thể bị mất nước.

- Sốt cao gây đổ mồ hôi và mất nước.

- Mất nước do dùng thuốc, tập thể dục cường độ cao, tiếp xúc với nhiệt, hoặc không cung cấp đủ nước cho cơ thể.

- Nồng độ natri trong máu cao.

- Ăn quá nhiều muối.

- Mắc bệnh đái tháo đường.

- Sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc tác động tới hormone, thuốc lợi tiểu và corticosteroid.

- Rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc gặp các vấn đề hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

- Bệnh Addison - một tình trạng xảy ra khi các tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ hormone.

Chứng tăng nồng độ clo máu thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

Chứng tăng nồng độ clo máu được điều trị như thế nào? 

Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, tránh uống rượu hoặc thức uống chứa caffeine có thể giúp khắc phục chứng tăng nồng độ clo máu.

Với hầu hết các trường hợp có nồng độ clo tăng cao, bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành các xét nghiệm bổ sung để phát hiện nguyên nhân.

Xét nghiệm máu có thể chỉ ra các vấn đề với thận hoặc gan. Bạn cũng nên chia sẻ cho bác sỹ về chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn có thói quen ăn mặn.

Bởi vì một số loại thuốc có thể làm thay đổi mức độ clo, cần thông báo cho bác sỹ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, cả các chất bổ sung, thảo dược và thuốc không cần kê đơn.

Một số lựa chọn điều trị có thể kể đến là:

- Uống thuốc để ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy.

- Thay đổi thuốc hiện tại nếu chúng là yếu tố gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể.

- Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.

- Truyền dịch tĩnh mạch.

-  Có một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học.

- Điều trị các vấn đề về sức khoẻ tâm thần tiềm ẩn nếu rối loạn ăn uống là thủ phạm.

- Tránh uống rượu, caffeine và aspirin.

- Duy trì ổn định nồng độ đường huyết vì bệnh đái tháo đường không kiểm soát có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải.

Chứng tăng nồng độ clo máu có thể rất khó ngăn ngừa, đặc biệt khi tình trạng do các điều kiện sức khoẻ như bệnh Addison gây ra. Đối với những người có nguy cơ mắc chứng tăng nồng độ clo máu, một số cách khắc phục là:

- Nói chuyện với bác sỹ về thuốc có thể gây ra chứng tăng clo máu.

- Thảo luận các lựa chọn để giảm tác động của thuốc có thể gây ra chứng tăng nồng độ clo máu. Ví dụ, một người có thể cần uống nhiều nước hơn hoặc truyền dịch tĩnh mạch khi cơ thể có dấu hiệu mất nước.

- Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều muối.

- Với bệnh nhân đái tháo đường, cần tuân thủ việc dùng thuốc do bác sỹ kê toa.

M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học