Tăng huyết áp rất dễ dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ thường gặp ở những người trên 55 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp

Tuổi tác, giới tính quyết định tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Hạ huyết áp bằng nước ép củ cải đường

Tăng huyết áp có thể dẫn tới suy tim

7 cách để hạ huyết áp không dùng thuốc

Tăng huyết áp – nguyên nhân chính gây đột quỵ

Tăng huyết áp tạo ra áp lực lớn lên thành mạch máu, làm thành mạch máu bị rạn nứt. Trong quá trình di chuyển trong lòng mạch, các thành phần như mỡ máu, bạch cầu rơi xuống các vết rạn nứt khiến các vách này dày lên và tạo thành mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa này làm hẹp thành mạch và cản trở sự di chuyển của các thành phần của máu. Mảng xơ vữa làm hẹp thành mạch và cản trở sự di chuyển của các thành phần của máu, tạo thành cục máu đông. Cục máu đông là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não (đột quỵ).

Cùng với cục máu đông, tăng huyết áp gây áp lực lên thành mạch cũng là nguyên nhân gây nứt động mạch. Nứt động mạch chiếm tỷ lệ khoảng 20% tai biến mạch máu não.

Những người bị tăng huyết áp có nguy cơ cao bị đột quỵ là những người trên 55 tuổi có kèm theo các bệnh phối hợp như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì - thừa cân, lười vận động và bị stress.

Nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân tăng huyết áp cao hơn nhiều so với người bình thường

Kiểm soát huyết áp – biện pháp hữu hiệu phòng đột quỵ

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính nhất gây ra đột quỵ. Cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều quan trọng như nhau và đều là nguy cơ gây tai biến này.

Vì vậy để phòng ngừa đột quỵ, điều quan trọng là bạn có thể kiểm soát và điều chỉnh được huyết áp của mình luôn ở mức ổn định. 

Ngoài biện pháp sử dụng thuốc bạn phải kết hợp với lối sống khoa học và lành mạnh dưới đây thì mới mang lại hiệu quả cao.

Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý: Người bị tăng huyết áp nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả như cần tây, cà chua, cà rốt, sữa đậu nành. Hạn chế ăn mặn, ăn cay, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ…

Nói không với thuốc lá, rượu bia: Bạn không nên thuốc lá và hạn chế rượu, bia vì chúng là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.

Kiểm soát cân nặng: Những người bị thừa cân, béo phì nên tích cực giảm cân vì cứ giảm 10kg cân nặng thì sẽ làm giảm 5 – 10mmHG mức huyết áp tối đa.

Rèn luyện thể dục thể thao: Tập luyện thể dục, thể thao không chỉ giúp  tăng cường sức khỏe mà còn giúp huyết áp ổn định. Khi bị tăng huyết áp, bạn có thể lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…

Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể sử dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược giúp tăng cường sức khỏe và điều hòa huyết áp… Bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm này chung với thuốc trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Lưu ý, khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.

Thùy Trang H+ 

Thực phẩm chức năng viên nén Vương Tâm Thống - Đau tim không là nỗi lo!
Thành phần: Bồ hoàng, cao đỏ ngọn, cao đan sâm, cao sơn tra, cao mạch môn, cao hoàng bá, nattokinase, L - carnitin fumarat, Alpha lipoic acid...
Công dụng: - Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch vành
- Làm giảm tình trạng đau tim, đau thắt ngực, mệt mỏi
- Làm hạ lipid máu, hạ huyết áp, phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1913/2015/XNQC - ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin về sản phẩm do nhà phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch