Tăng giá dịch vụ y tế: Người có thẻ bảo hiểm được lợi?

Người có thẻ bảo hiểm y tế có được hưởng lợi hay không?

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Người nghèo có bị ảnh hưởng?

Giá dịch vụ y tế nhấp nhổm tăng

"Công bằng" giá dịch vụ y tế giữa các vùng

Sẽ thống nhất giá dịch vụ y tế giữa các hạng bệnh viện

Ba giai đoạn điều chỉnh

Hiện nay, một số giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp, chưa tính tiền lương, khấu hao nhà cửa, khấu hao trang thiết bị, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật . Do vậy, Nghị định 16/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/2 vừa qua đã quy định lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế với 3 giai đoạn.

Giai đoạn gần thứ nhất là từ nay đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. Năm 2018 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý. Đến năm 2020 sẽ tiến tới tính đúng, tính đủ 7/7 yếu tố.



Như vậy, trong năm nay, giá dịch vụ y tế sẽ tếp tục được điều chỉnh, tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp. Theo đó, trong năm nay, tất cả bệnh viện trên cả nước sẽ được phân hạng theo cùng một tiêu chí và giá dịch vụ y tế của các bệnh viện sẽ cùng hạng như nhau. Giá dịch vụ y tế tại các bệnh viện cùng hạng (gồm 5 hạng từ hạng 4 đến hạng đặc biệt) từ tuyến tỉnh đến tuyến trung ương sẽ có chung một mức.

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa. Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT). Ông Liên nhấn mạnh, nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ BHYT và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ thì phải bao gồm 7 yếu tố chi phí: Chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; Chi phí điện, nước, xử lý chất thải; Chi phí duy tư, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; Chi phí tiền lương, phụ cấp; Chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; Chi phí khấu hao nhà cửa; Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học... 

Người có thể BHYT được lợi ?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khẳng định việc điều chỉnh giá viện phí chắc chắn sẽ có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Theo Bộ Y tế, song song với điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình, Bộ Y tế cũng đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị, các bệnh viện cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, thực hiện tốt quy tắc ứng xử để giảm phiền hà cho người bệnh, tăng cường giáo dục y đức… nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Theo phân tích từ Bộ Y tế, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được lợi đầu tiên vì được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt hơn. Nguyên nhân là do người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được bảo hiểm y tế thanh toán với mức cao hơn nên giảm bớt sự đóng góp thêm của người bệnh đối với các dịch vụ mà trước đây mức giá thấp. Do vậy, nên một số chi phí chưa được kết cấu vào giá nên bảo hiểm y tế không thanh toán đủ các chi phí cho người bệnh.

Trước đây, nhiều dịch vụ do mức thu thấp, bệnh viện không có kinh phí triển khai, nay được điều chỉnh mức thu nên sẽ được triển khai, người bệnh bảo hiểm y tế sẽ được hưởng do chi phí hầu hết do bảo hiểm xã hội thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế.

Do đó, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế vừa đảm bảo công khai minh bạch, giảm phiền hà cho người bệnh vừa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi người có thẻ BHYT.  

Năm 2016, bắt buộc mua BHYT theo hộ gia đình

Ông Lê Văn Khảm - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, cho biết sau khi quy định mua thẻ BHYT theo hộ gia đình có hiệu lực từ 1/1/2015, đã có nhiều phản ánh về việc mua thẻ BHYT theo hộ gia đình rất phức tạp, thủ tục nhiều hơn khiến người dân bức xúc. Vì vậy Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thống nhất đối với hộ gia đình đã có người tham gia BHYT tự đóng 100% mức đóng hoặc được địa phương hỗ trợ một phần mức đóng (người trên 80 tuổi, đảng viên 40 năm tuổi Đảng…), sau 1/1/2015 tiếp tục tham gia BHYT thì vẫn cho tham gia theo hình thức cá nhân để đảm bảo quyền lợi. Từ 1/1/2016 trở đi, toàn bộ người có tên trong hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện BHYT hộ gia đình.

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn