Tại sao việc giảm cân lại quan trọng với tình trạng kháng insulin?

Giảm cân giúp gia tăng độ nhạy của hormone insulin

Tầm soát đái tháo đường miễn phí tại Bệnh viện Bạch Mai

6 lợi ích của việc giảm cân đối với người bệnh đái tháo đường

Rượu vang đỏ giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch đái tháo đường

Bác sỹ tự nhiên thay đổi thuốc đái tháo đường của bạn: Bệnh đã nặng?

Insulin và tình trạng kháng insulin là gì?

Insulin là hormone được tiết ra bởi tuyến tụy, nhiệm vụ của insulin là tách đường ra khỏi máu, giúp đường đi vào bên trong các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. 

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường đã gia tăng một cách đáng kể trong vòng 30 năm qua. Năm 1980, chỉ có 4,7% dân số thế giới mắc bệnh đái tháo đường nhưng con số này đã tăng lên tới 8,5% vào năm 2014.

Kháng insulin xảy ra khi hormone insulin bị suy giảm chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc đường không thể đi vào tế bào thành công, gây tích tụ và dư thừa lượng đường trong máu. Mức đường trong máu cao hơn sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn. Theo thời gian, tuyến tụy không thể đáp ứng nhu cầu đó và việc dư thừa quá nhiều đường trong máu sẽ dẫn đến tiền đái tháo đường, sau đó là đái tháo đường type 2.

Mối liên hệ giữa kháng insulin và trọng lượng cơ thể

Kháng insulin và trọng lượng cơ thể có mối quan hệ mật thiết. Một số bác sỹ cho rằng, thừa cân có thể góp phần gây ra kháng insulin, đặc biệt là sự dư thừa chất béo xung quanh eo. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc mỡ bụng gia tăng sẽ tạo ra một số hormone có thể gây ra các biến chứng về sức khoẻ như kháng insulin, tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Chất béo bụng cũng góp phần vào sự phát triển của chứng viêm trong cơ thể. Theo thời gian, viêm mạn tính và lan rộng cũng làm tăng nguy cơ phát triển nhiều biến chứng sức khoẻ tương tự.

Dư thừa chất béo quanh eo góp phần gây kháng insulin

Làm sao để giảm cân hiệu quả cho người được chẩn đoán kháng insulin?

Các nghiên cứu cho thấy, giảm cân thành công có thể giúp làm giảm nguy cơ kháng insulin, tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường type 2. Đặc biệt, giảm 5 – 7% trọng lượng cơ thể đủ để giúp người được chẩn đoán kháng insulin có thể gia tăng độ nhạy của hormone này.

Cách thức giảm cân cho người được chẩn đoán kháng insulin bao gồm: 

Thay đổi chế độ ăn uống

Phát triển các thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng cho cả việc giảm cân và cải thiện tình trạng kháng insulin. Chọn thực phẩm lành mạnh và kiểm soát khẩu phần là hai trong số những thói quen ăn uống lành mạnh bạn cần lưu tâm nhất.

Chế độ ăn uống DASH (chế độ ăn uống phòng ngừa tăng huyết áp), được phát triển bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã được chứng minh có hiệu quả. Chế độ ăn uống DASH bao gồm ăn nhiều trái cây và rau cải, sữa ít chất béo, các loại hạt và các loại đậu. Nó cũng khuyến khích người bệnh nên tránh những thực phẩm giàu carbohydrate không có lợi như đường, tinh bột và tăng lượng protein từ thịt nạc.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin và mắc bệnh đái tháo đường. Cai thuốc lá là điều cần thiết cho người đã được chẩn đoán kháng insulin.

Hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin

Hoạt động thể chất

Hoạt động thường xuyên 30 phút, ít nhất 5 ngày/tuần là tất cả những gì cần thiết để cải thiện sự đề kháng insulin. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp các buổi tập cardio với các bài tập với tạ trong phòng gym. Điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sỹ trước khi bắt đầu một kế hoạch tập thể dục mới, đặc biệt khi đã lâu bạn không tập thể dục.

Bổ sung vitamin D

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ vitamin D và khả năng duy trì ổn định lượng đường trong máu. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để nhận được liều lượng bổ sung vitamin D thích hợp.

Ngủ

Thiếu ngủ được biết đến là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ kháng insulin và đái tháo đường type 2. Ngủ đủ giấc mỗi ngày (7 – 8 giờ) có thể giúp điều chỉnh các hormone liên quan đến cảm giác đói, giảm nguy cơ rối loạn chức năng chuyển hóa đường glucose.

Thuốc men

Đôi khi, thuốc có thể cần thiết để cải thiện độ nhạy insulin, đặc biệt khi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống không hiệu quả. Trong Chương trình Dự phòng Đái tháo đường do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) tổ chức, thuốc metformin có hiệu quả nhất trong việc giảm sự đề kháng insulin ở những người tham gia.

M. Hiếu H+ (Theo MNT)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết