Tại sao triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng vào mùa Đông?

Các cơn đau do suy giãn tĩnh mạch thường trở nên trầm trọng hơn vào mùa Đông

Cách giảm đau khi bị suy giãn tĩnh mạch

4 dấu hiệu bệnh ở chân bạn nên đi khám suy giãn tĩnh mạch

5 triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bạn nên biết

Suy giãn tĩnh mạch: Nỗi lo của đôi chân

Tắm hơi, tắm nước nóng

Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hay thư giãn trong phòng tắm xông hơi vào mùa Đông lạnh có thể là các hoạt động ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, với những người bị suy giãn tĩnh mạch, sức nóng từ nước hay hơi nước có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh. Khi gặp nóng, các mạch máu giãn ra để tản nhiệt, xua tan cảm giác nóng trong cơ thể. Tuy nhiên điều này lại khiến những người bị suy giãn tĩnh mạch cảm thấy chân bị mỏi, đau, ngứa và nặng nề hơn.

Tắm hơi, tắm nước nóng có thể khiến tình trạng suy giảm tĩnh mạch thêm nghiêm trọng

Tăng cân dịp lễ Tết

Chuyện tăng cân trong dịp lễ Tết là tình trạng chung phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, với những người bị suy giãn tĩnh mạch, không chỉ vòng eo bị ảnh hưởng mà đôi chân cũng bị dồn nhiều áp lực hơn, ảnh hưởng tới khả năng bơm máu trở lại tim.

Tuần hoàn máu kém do thời tiết lạnh

Thông thường, mọi người có xu hướng trở nên lười biếng và vận động ít hơn trong mùa Đông lạnh. Điều này khiến cho việc tuần hoàn máu ở các bắp chân trở nên kém hiệu quả. Máu có thể bị ứ đọng ở chân, làm giãn tĩnh mạch, khiến cho các cơn đau và cảm giác nặng nề ở chân trở nên trầm trọng hơn.

Tuần hoàn máu kém khiến các cơn đau do suy giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng

Tập thể dục vừa phải, kể cả trong mùa Đông có thể giúp tuần hoàn máu tốt hơn, ngăn ngừa các cơn đau cho người bệnh.

Các thiết bị sưởi

Các thiết bị sưởi ấm trong mùa đông có thể khiến cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng. Cơ chế cũng tương tự như khi bạn tắm nước nóng, tắm hơi, tĩnh mạch bị giãn ra để tản nhiệt trong cơ thể.

Các chuyên gia khuyên những người bị suy giãn tĩnh mạch không nên sử dụng các thiết bị sưởi có nhiệt độ quá cao, đặc biệt hạn chế sử dụng chúng cho phần chân để làm giảm các cơn đau.

Đi giày cao gót

Mùa Đông, đặc biệt là các tháng cuối năm với các bữa tiệc chào năm mới có thể khiến bạn phải sử dụng giày cao gót nhiều hơn. Tuy nhiên, đi giày cao gót có thể ức chế hoạt động tuần hoàn ở bắp chân, khiến cho máu bị ứ đọng lại, làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

Tốt hơn hết bạn nên hạn chế sử dụng các loại giày cao gót hoặc sử dụng giày đế bằng để giúp đôi chân đỡ đau.

Đối phó với các cơn đau do suy giãn tĩnh mạch

Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, một vài biện pháp dưới đây có thể giúp hạn chế các cơn đau:

- Tránh đứng quá lâu.

- Tắm (ngâm) chân nước lạnh trước khi đi ngủ.

- Nâng cao chân trong vòng 15 phút mỗi tối để tăng cường tuần hoàn máu, giúp làm giảm đau, giảm sưng cho đôi chân.

- Sử dụng tất y khoa giúp làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

- Mặc quần áo mỏng, rộng rãi khi sử dụng các thiết bị sưởi.

Vi Bùi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch