Tại sao bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong?

Bệnh sốt xuất huyết gây tử vong do suy đa tạng

10 lời khuyên thiết thực giúp đuổi muỗi và phòng sốt xuất huyết

Sắp có que thử phát hiện Zika, sốt xuất huyết nhanh và rẻ

Video: Cách xử lý các dụng cụ chứa nước có bọ gậy để ngừa sốt xuất huyết

Làm sao khi hàng xóm, đồng nghiệp của bạn đã bị sốt xuất huyết?

Theo Thehealthsite, trên hướng dẫn quốc tế về bệnh sốt xuất huyết, trừ khi số lượng tiểu cầu của bệnh nhân dưới 10.000 và có chảy máu tự phát, thì mọi trường hợp khác không cần truyền máu. Nhưng hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng điều trị bệnh sốt xuất huyết không phải là truyền máu. Trên thực tế, truyền máu có hại nhiều hơn là lợi. 

Nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh sốt xuất huyết là rò mao mạch, gây thiếu máu trong khoang mạch, dẫn đến suy đa tạng. Ở giai đoạn đầu tiên của rò mao mạch, huyết tương chảy từ khoang trong đến khoang phế quản, bệnh nhân cần phải truyền nước lên đến 20ml/kg thể trọng/giờ. Điều này phải được tiếp tục thực hiện cho đến khi sự khác biệt giữa huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu là trên 40 mmHg, hoặc bệnh nhân đi tiểu được bình thường.

Đây là tất cả những gì cần phải làm để điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Việc truyền máu không cần thiết có thể khiến bệnh nhân thêm nguy kịch.

Sốt cao liên tục là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Phát biểu về vấn đề này, Tiến sỹ Padma Shri Award - Chủ tịch HCFI và Tổng thư ký danh dự IMA nói: "Trong khi điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết, các bác sỹ nên nhớ "Công thức 20", tức là tăng xung hơn 20, giảm huyết áp xuống hơn 20, sự khác biệt giữa huyết áp tâm trương và tâm thu ít hơn 20 và sự hiện diện của hơn 20 điểm xuất huyết trên cánh tay sau khi chấm xuất huyết test dây thắt (tourniquet test) - tức là tình trạng đang nguy kịch, đòi hỏi phải cấp cứu ngay". 

Sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti bị nhiễm bệnh. Virus dengue có 4 loại. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết bao gồm: Sốt cao, chảy nước mũi, phát ban trên da, ho và đau hốc mắt, đau khớp. Tuy nhiên, một số người có thể ăn không ngon, buồn nôn, nôn mửa.

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên đi khám, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Thuốc Paracetamol có thể được dùng để hạ sốt và giảm đau khớp. Tuy nhiên, không nên dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Trong các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ biến chứng chỉ chiếm 1% và nếu các dấu hiệu cảnh báo được nhận biết, nguy cơ tử vong vì bệnh sốt xuất huyết có thể tránh được.

Xem thêm:

Cách đuổi muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết: 10 lời khuyên thiết thực

Trồng cây gì để đuổi muỗi?

6 loại tinh dầu đuổi muỗi

An An H+ (Theo thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp