Tại sao một số người có các cơn đau tim thầm lặng?

Đau tim thầm lặng là một cơn nhồi máu cơ tim không có triệu chứng rõ ràng

Cảm biến nhỏ giúp hỗ trợ điều trị cho người bệnh suy tim

Các tip ăn uống giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch khi về già

Tại sao người mới bị nhồi máu cơ tim nên bổ sung dầu cá?

Bạn đã biết cách tốt nhất để điều trị suy tim?

Những nguyên nhân gây ra cơn đau tim thầm lặng

Một số người có khả năng chịu đau tốt hơn những người khác, chính vì vậy họ chỉ đơn giản không chú ý tới các triệu chứng đau, tức ngực khi trải qua một cơn nhồi máu cơ tim. Một vài tình trạng bệnh, điển hình là đái tháo đường có thể gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh điều khiển cảm giác đau. Chính vì vậy, bạn có thể không cảm thấy các cơn đau, tức ngực.

Một số người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ (thiếu máu chảy vào cơ tim) có thể không cảm thấy đau, tức ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Thay vào đó, họ có thể bị khó thở, thở gấp, suy nhược… đều là các triệu chứng không đặc thù, khiến người bệnh không nghĩ rằng mình bị đau tim.

Người có khả năng chịu đau cao thường không biết mình bị đau tim thầm lặng

Với một số bệnh nhân, các triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể không quá rõ ràng, khiến họ lầm tưởng các dấu hiệu nguy hiểm chỉ là do cơ thể bị lạnh, ợ nóng hoặc do một số thực phẩm họ đã ăn.

Tất cả những lý do trên đều có thể khiến một người trải qua cơn đau tim thầm lặng mà không hay biết gì. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhồi máu cơ tim có thể làm suy yếu cơ tim, dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, suy tim… Nếu không biết mình từng trải qua các cơn đau tim, người bệnh có thể không nhận thức được tình trạng bệnh của mình, thậm chí có thể bị đột tử do ngừng tim.

Vậy làm thế nào để chẩn đoán một cơn đau tim thầm lặng?

Vì một cơn đau tim thầm lặng thường không gây ra triệu chứng, việc chẩn đoán chỉ có thể được thực hiện sau khi người bệnh đã trải qua một (hoặc một vài) cơn đau tim trước đó.

Các biện pháp điện tâm đồ, siêu âm tim… có thể giúp các bác sỹ nhận biết các cơ tim đã bị suy yếu, từ đó chẩn đoán bạn đã từng bị đau tim thầm lặng. Một khi được chẩn đoán đã từng bị đau tim thầm lặng, bạn nên biết mình cũng bị bệnh tim mạch vành và có nguy cơ cao phát triển các biến chứng tim mạch như suy tim, đột quỵ.

Chính vì vậy, các bác sỹ cũng sẽ yêu cầu bạn thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc điều trị (nếu cần). Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ các cơn nhồi máu cơ tim tiếp theo, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, suy tim… cho bạn.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Verywell)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ phòng ngừa suy tim cho người bệnh mạch vành.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch