Tai đỏ ửng là mắc những bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tai đỏ ửng

Da bị cháy nắng: Dùng ngay dầu dừa!

Thói quen ăn khuya khiến bạn dễ bị cháy nắng và ung thư da

5 điều đơn giản mẹ có thể làm giúp con không bị bệnh eczema

Da nhạy cảm, viêm da dị ứng: Mùa Đông nên chăm sóc thế nào?

3 cách sử dụng giấm táo để điều trị eczema

Không cần thuốc, hãy giảm eczema theo 12 cách này

Cuối cùng đã có thuốc trị bệnh eczema!

Bị viêm da tiết bã nhờn, cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Nguyên nhân gây nên tai đỏ ửng?

Hội chứng tai đỏ có thể ảnh hưởng đến 1, hoặc cả 2 tai và nguyên nhân của nó không rõ ràng. Một số trường hợp là do nóng, lạnh, hoặc chà xát tai gây ra triệu chứng nóng, đỏ tai. Còn những trường hợp khác có thể xuất hiện tự nhiên mà không có lý do. Dù vậy, ở người trẻ tuổi, nó có thể liên quan đến chứng đau nửa đầu. 

Tăng lượng máu đến vùng tai 

Da đỏ ửng thường do phản ứng cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như tức giận, hoặc xấu hổ. Khi tai đỏ ửng, tức do tăng lưu lượng máu tới khu vực đó. Ngoài ra, sử dụng rượu và thay đổi hormone trong cơ thể cũng dễ gây đỏ mặt, tai. 

Cháy nắng

Cháy nắng cũng khiến tai đến tai nóng, đỏ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cháy nắng mà da có thể phồng rộp, hoặc lột da…

Cháy nắng cũng có thể gây đỏ ửng tai

Nhiễm trùng da 

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt, vết cắn và da khô, gây viêm da, gây nên sự tấy đỏ, trong đó có tai. Tuy nhiên, khi tai bị nhiễm khuẩn sẽ gây sưng và đau. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng gồm: Mệt mỏi, sốt và ớn lạnh.

Chàm da (eczema)

Chàm da ứ đọng, hoặc viêm da tiết bã nhờn là một tình trạng da phổ biến gây ra tai đỏ. Chàm da có đặc điểm là có vảy. Nó cũng có thể gây ửng đỏ ở các bộ phận khác của cơ thể như: Lưng, mặt và có thể gây ảnh hưởng đến vành tai.

Theo Hiệp hội Chàm da Quốc gia Mỹ, nguyên nhân gây bệnh eczema là không rõ ràng. Nó được cho là liên quan đến di truyền và sự tương tác của hệ thống miễn dịch với các vi sinh vật sống trên da. Người bị chàm da thường có các triệu chứng: Ngứa và tróc da.

Chàm da cũng có thể gây ra tình trạng tai đỏ ửng

Viêm đa sụn tái phát 

 Viêm đa sụn tái phát là bệnh hiếm, có thể gây đỏ da và viêm sụn ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Tai thường bị ảnh hưởng nhiều nhất do viêm đa sụn tái phát, mặc dù tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể như: Mũi, mắt, hô hấp và khớp.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính xác của việc tái phát viêm đa sụn tái phát (polychondritis) khó tìm được nguyên nhân rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, nó có thể xảy ra do bệnh tự miễn dịch. Ngoài tai đỏ, các triệu chứng khác của viêm đa sụn tái phát gồm: Sưng, đau và khiếm thính.

Điều trị

Điều trị khi bị tai đỏ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của bệnh. Trong một số trường hợp, không cần thiết phải điều trị. Theo Viện Da liễu Mỹ, nếu bị cháy nắng, gây nên bỏng da nhẹ có thể dùng với kem dưỡng da lô hội, hoặc ibuprofen... Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một chiếc khăn lạnh, ẩm đắp lên da để làm dịu nhẹ sự bỏng rát. 

Nếu bạn bị nóng, đỏ tai do nhiễm trùng da, có thể bác sĩ khuyên bạn điều trị y khoa và kháng sinh.

Điều trị tái phát viêm đa sụn tái phát thường là làm hạn chế các triệu chứng để ngăn ngừa tổn thương cho sụn. Thuốc corticosteroid và các thuốc làm chống, giảm viêm cũng có thể được bác sĩ kê đơn để giảm tần suất tái phát và biến chứng cuả bệnh.

Còn tai đỏ do chàm bã nhờn thường được điều trị bằng kem chống nấm, được bôi lên da. Nếu các triệu chứng từ vừa đến nặng, có thể kê toa thuốc corticosteroid tại chỗ…

Phòng ngừa

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh mà bạn cần có biện pháp làm giảm cơ hội phát triển của bệnh. Ví dụ, nếu bị cháy nắng, bạn cần mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài… 

Nếu bị nhiễm trùng da, dẫn đến tình trạng tai bị đỏ, bạn không nên cạy các vảy, hoặc xỏ lỗ tai khi tai bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh vùng tai tấy đỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong những trường hợp khác, có thể không ngăn được tai đỏ. Ví dụ, mặt đỏ bừng khi xấu hổ… Tương tự, chúng ta không thể ngăn ngừa các tình trạng bệnh lý cơ bản, ví dụ như viêm đa sụn tái phát.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Tai đỏ không phải lúc nào cũng cần chăm sóc y tế, nhưng khi bạn cảm thấy khó chịu, bị đau, sốt…, hoặc ảnh hưởng đến thính giác thì cần đến gặp bác sĩ.

Thịnh Nguyễn H+ (Theo MedicalNewstuday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu