Nhiễm trùng TORCH - Nguy cơ biến chứng cho thai nhi

Nên xét nghiệm tầm soát nhóm TORCH trước khi mang thai và trong ba tháng đầu thai kỳ

Bà bầu uống sữa tươi hay sữa bầu sẽ tốt hơn?

5 vitamin cần thiết cho bà bầu và cách để bổ sung

Phụ nữ mang thai bị viêm gan C phải làm sao?

Đau mạn sườn khi mang thai phải làm sao?

TORCH là tên viết tắt của một nhóm các bệnh nhiễm trùng mà mẹ có thể lây truyền và gây dị tật ở thai nhi. TORCH bao gồm: T (Toxoplasma), R (Rubella), C (Cytomegalovirus), H (Herpes), O là một số bệnh khác như giang mai, viêm gan B, viêm gan C, thủy đậu... Khi bị nhiễm trùng TORCH, nếu không phát hiện kịp thời thì thai nhi có thể gặp những hậu quả khôn lường.

Biến chứng nặng nề cho thai nhi khi mẹ bị nhiễm trùng TORCH

Toxoplasmosis: Bệnh nhiễm trùng này là do ký sinh trùng toxoplasma gây ra. Loại kí sinh trùng này được tìm thấy trong phân mèo, đất và thịt sống. Người mẹ bị nhiễm toxoplasma có thể lây sang cho con. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng toxopalsma có nguy cơ bị mất thính giác, khiếm thị, hoặc thiểu năng trí tuệ. 

Bệnh toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu hay gặp 

Cytomegalovirus: Cytomegalovirus là một loại virus cự bào (tên gọi tắt là CMV). Bệnh do virus CMV ít được nhắc đến như Rubella, cúm, nên không ít bà mẹ hoàn toàn không biết đến, nhưng nó là một nguy cơ tiềm ẩn với thai nhi. CMV thuộc họ virus Herpes. Phụ nữ mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) bị nhiễm CMV có thể lây truyền sang thai nhi và khiến thai nhi bị mất thính giác, giảm thị lực...

Rubella: Mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến thai nhi gặp những dị tật nguy hiểm. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất thay đổi: 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 - 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 - 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể. Hiện đã có vaccin hiệu quả phòng ngừa Rubella, vì vậy Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng Rubella nếu chưa từng bị nhiễm bệnh.

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa rubella hiệu quả

Herpes: Người mẹ bị nhiễm herpes khi mang thai có nguy cơ sảy thai và sinh non. Ngoài ra, virus herpes có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường sinh. Trẻ bị lây herpes từ mẹ có thể gặp một số biến chứng như: Viêm màng não, viêm phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây mù, điếc, động kinh,... thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

Xét nghiệm tầm soát TORCH được thực hiện như thế nào?

Đối với dạng nhiễm trùng TORCH, trong nhiều trường hợp, bà mẹ không có triệu chứng của bệnh hoặc nếu có triệu chứng thì cũng không điển hình vì thế, người mẹ không biết con mình đang gặp nguy hiểm. Nếu mắc bệnh rubella nhẹ, người mẹ có thể bị những nốt nhỏ màu đỏ trên người và sốt nhẹ, toxoplasma và cytomegalovirus có triệu chứng giống cúm, herpes bộc phát dưới dạng mụn giộp vùng sinh dục nhưng cũng có thể không có biểu hiện. Vì vậy, để tránh nguy cơ cho thai nhi, chị em nên xét nghiệm sàng lọc TORCH trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu phát hiện mắc bệnh, người mẹ sẽ được điều trị để giảm thiểu rủi ro sảy thai.

Xét nghiệm TORCH là một nhóm các xét nghiệm máu giúp kiểm tra các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng TORCH hiện nay có thể được thực hiện tại hầu hết các bệnh viện phụ sản. 

Thanh Tú H+ (Theo Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm