Thức khuya gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như thế nào?

Trẻ càng thức khuya càng làm giảm cơ hội phát triển chiều cao và trí não,

Trẻ ngủ muộn dễ bị béo phì khi dậy thì

Mùa hè, bố mẹ lơ là khiến con cảm lạnh

Ngủ ngáy có thể khiến trẻ chậm phát triển

Hai trẻ nghi bị bắt cóc đã chết do tắm sông

Ngủ ít làm bé không phát triển chiều cao

Nhiều chuyên gia tin rằng, loại hormone tăng trưởng giúp cơ thể dài ra, cao thêm được tiết vào khoảng thời gian từ 10 giờ đêm – 1 giờ sáng hôm sau, lúc trẻ ngủ say nhất. Trong trường hợp bé chưa ngủ hoặc ngủ chưa say, hormone này không thể hoạt động hết công suất khiến bé không cao lớn thêm được.

Nguy cơ trẻ béo phì ở tuổi dậy thì

Không ngủ đủ giấc sẽ làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ

Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Y Ohio, Hoa Kỳ về tầm ảnh hưởng của thời gian ngủ tới nguy cơ béo phì ở trẻ khi dậy thì và trưởng thành, trẻ thức quá khuya có nguy cơ béo phì ở tuổi dậy thì.

Những bé ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ béo phì gấp 3 lần với những bé ngủ 12 tiếng/ngày. Vì ngủ ít sẽ dẫn tới việc tăng hormone  kích thích cảm giác đói. Thói quen ăn đêm, không những gây khó ngủ, mà sáng hôm sau bé sẽ thấy mệt mỏi và ăn cũng không ngon miệng. Cứ như vậy lâu dần sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng béo phì.

Tinh thần uể oải hoặc cáu gắt

Trẻ thức khuya ảnh hưởng tới thời gian ngủ và chất lượng của giấc ngủ, do đó khiến trẻ luôn ở trong tâm trạng mệt mỏi, uể oải, khó tập trung học tập và trí nhớ giảm sút. Ngoài ra, trẻ cũng khó giữ bình tĩnh, dễ cáu gắt, không chơi ngoan, không chịu ăn vì do cơ thể mệt mỏi. 

Suy giảm hệ miễn dịch

Thường xuyên ở tình trạng thức đêm, mệt mỏi, tinh thần không thoải mái sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Do đó các chứng bệnh như dị ứng, cảm lạnh… sẽ thường xuyên xảy ra. 

Để giúp bé có giấc ngủ ngon mẹ cần làm ngay những điều này:

Lên giờ ngủ cố định cho bé mỗi ngày sẽ có lợi cho cả mẹ và bé

- Lên giờ ngủ đúng giờ cho trẻ để tạo thành thói quen hàng ngày cho trẻ.

- Gần đến giờ đi ngủ bạn nên giảm ánh sáng phòng và hát ru cho bé ngủ. Việc bạn ru hoặc kể chuyện bé trong ánh sáng mờ sẽ khiến bé dễ dàng ngủ hơn. Trong lúc bé ngủ, bạn không nên bật tivi, mở nhạc hoặc máy tính sẽ làm cho bé chú ý, phân tán giấc ngủ của bé.

- Không tạo ra sự phấn khích cho bé vì khi hưng phấn sẽ làm bé lâu ngủ hơn. Việc bạn để cho bé thức khuya kéo dài sẽ hình thành thói quen ngủ muộn cho bé. Khi bé ngủ, nửa đêm bé tỉnh giấc bạn nên nhẹ nhàng xoa lưng và đưa bé quay lại giấc ngủ ngay.

- Việc bé tỉnh khỏi giấc ngủ lúc này, sẽ làm bé rất khó ngủ tiếp và bé sẽ quấy bạn trong suốt thời gian còn lại. Việc bé chưa ngủ nhưng bạn mệt, bạn có thể để bé nằm cạnh bạn nhưng ở phía sát tường, để bé tự chơi một mình, sau một lúc khi yên tĩnh bé sẽ tự ngủ.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ