Suy tim sung huyết: Hiểu nguyên nhân và triệu chứng để phòng ngừa bệnh

Những người mắc các bệnh tim mạch nên đề phòng nguy cơ suy tim sung huyết

7 thay đổi lối sống giúp quản lý bệnh suy tim tốt hơn

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bị suy tim?

Người bệnh suy tim cần cẩn thận các biến chứng nguy hiểm

Tăng áp động mạch phổi có thể dẫn tới nguy cơ suy tim

Suy tim sung huyết là gì?

Về cơ bản, suy tim sung huyết là tình trạng tim không thể tự bơm đầy máu, giảm hiệu quả bơm máu đi khắp cơ thể. Suy tim sung huyết là một dạng bệnh suy tim, bên cạnh đó còn có suy tim trái và suy tim phải.

Một số nguyên nhân gây suy tim sung huyết

Bất kỳ quá trình nào làm tổn thương cơ tim đều có thể dẫn tới suy tim sung huyết. Chính vì vậy, các tình trạng tăng huyết áp mạn tính, bệnh van tim (như hẹp động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hở van hai lá…) và những người từng trải qua cơn nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh suy tim sung huyết.

Suy tim sung huyết xảy ra do cơ tim bị tổn thương, suy yếu

Ngoài ra, một vài bệnh ít phổ biến như bệnh Sarcoidosis (viêm xảy ra ở các mô, phổ biến nhất ở phổi), thừa sắt, bệnh Amyloidosis (tình trạng protein trong máu lắng đọng trong gân và các khớp, gây đau, cứng khớp) cũng có thể ảnh hưởng tới tim, làm tăng nguy cơ suy tim.

Các triệu chứng suy tim sung huyết

Những người bị suy tim sung huyết có thể thường hay bị khó thở (đặc biệt khi gắng sức hoặc khi nằm), mệt mỏi, đau thắt ngực, sưng phù cánh tay, bàn chân hoặc bụng.

Theo kết quả nghiên cứu của bệnh viện TƯQĐ 108 (Hà Nội), Đan sâm, Vàng đằng, kết hợp với Natto, L-carnitin có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng suy tim như khó thở, ho, phù, mệt mỏi, đau thắt ngực; cải thiện chức năng tim, tăng phân suất tống máu và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Kết quả nghiên cứu này đã được Tạp chí Khoa học Đời Sống Toàn cầu của Canada đã đăng tải vào tháng 10/2014.

Một số triệu chứng như ho liên tục, khó thở kịch phát về đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim sung huyết. Nguyên nhân là do tim không bơm máu hiệu quả, khiến máu có thể tích tụ trong phổi, gây ra các triệu chứng hô hấp.

Các xét nghiệm chẩn đoán suy tim

Để chẩn đoán suy tim, các bác sỹ có thể cho bạn chụp x-quang, xét nghiệm máu loại B Natriuretic Peptide (BNP) cũng sẽ giúp phân biện suy tim với các bệnh gây khó thở khác. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn nhất, người bệnh có thể cần được siêu âm tim để đánh giá cấu trúc, chức năng tim.

Nếu được chẩn đoán suy tim, bạn có thể làm gì để kiểm soát bệnh?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các bác sỹ xẽ xác định biện pháp điều trị bệnh cho bạn. Trong trường hợp suy tim nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được phẫu thuật, cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái, thay tim…  

Nếu tình trạng suy tim chưa tiến triển quá nghiêm trọng, sử dụng thuốc cải thiện chức năng tim, kết hợp cùng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục vừa sức có thể giúp bạn kiểm soát bệnh.

Vi Bùi H+ (Theo Preferhome)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng, có chứa Đan sâm, Vàng đằng, Natto và L-carnitin, giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù, đau thắt ngực... và cải thiện chức năng tim cho người bệnh suy tim sung huyết.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch