Làm sao giảm muối trong chế độ ăn khi bị suy tim sung huyết?

Giảm muối trong chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát tình trạng suy tim sung huyết tốt hơn

Bệnh suy tim: Tip chăm sóc sức khỏe từ các chuyên gia tim mạch

Bị suy tim: Khi nào nên gọi cho bác sỹ, khi nào nên đi viện?

Người bệnh suy tim cần chú ý gì trong dịp nghỉ lễ 2/9?

Các y tá, bác sỹ muốn bạn biết gì về bệnh suy tim?

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Hãy ăn các loại trái cây, rau củ tươi: Chúng thường không chứa hoặc chỉ chứa rất ít muối.

Hãy chọn các thực phẩm ít muối như thịt tươi, thịt gia cầm, cá, các loại đậu, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Cơm, mì ống, bột yến mạch cũng là những thực phẩm ít muối tốt cho người bị suy tim sung huyết, tuy nhiên bạn vẫn nên cẩn thận lượng muối được thêm vào trong quá trình chế biến các thực phẩm này.

Hãy nêm nếm món ăn bằng các loại thảo mộc, gia vị, giấm hay nước trái cây tự nhiên: Sử dụng các loại thảo mộc, gia vị như nước chanh, hạt tiêu, hương thảo… vừa giúp thêm hương vị cho món ăn mà không cần dùng quá nhiều muối.

Nên dùng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên thay muối

Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua: Tốt hơn hết, chỉ chọn các sản phẩm có lượng natri dưới 350mg trên mỗi khẩu phần.

Khi nấu, chế biến thực phẩm

Bỏ thói quen dùng quá nhiều muối: Người bệnh suy tim sung huyết nên cất lọ muối khỏi bếp và bàn ăn. Nên nhớ chỉ 1/8 thìa cà phê muối đã bổ sung hơn 250mg natri cho cơ thể.

Hãy sáng tạo hơn khi thêm gia vị cho món ăn: Như đã nói ở trên, thay vì dùng muối để tạo hương vị cho món ăn, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên như hành, tỏi, nước chanh, nước cam, hạt tiêu, gừng…

Người bị suy tim sung huyết nên tự giảm hoặc không dùng muối khi nấu ăn

Tự giảm lượng muối khi nấu theo công thức: Với hầu hết các công thức nấu ăn, bạn đều có thể tự giảm 50% lượng muối hoặc thậm chí loại bỏ nguyên liệu này hoàn toàn. Bỏ qua việc thêm muối vào nước luộc mì, gạo, rau… cũng là một cách đơn giản để cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, giúp tim làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.

Cẩn thận với các gói, lọ gia vị bán sẵn: Nhiều loại gia vị đóng gói sẵn có thể chứa nhiều muối. Người bệnh suy tim sung huyết nên cẩn thận với các loại muối tiêu chanh, muối tỏi, gói bột nêm, mù tạt, các loại nước sốt, nước tương…

Tránh các thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp như thịt nguội, ngũ cốc ăn liền, mì gói, dưa chua… đều có thể chứa lượng muối cao để giữ thời gian bảo quản được lâu hơn. Các loại pho mát, thịt nguội, xúc xích; Các loại thức ăn nhanh đều có thể chứa nhiều natri không tốt cho người bị suy tim sung huyết.

Khi đi ăn ngoài

Hãy trao đổi trước với nhân viên, bếp trưởng của nhà hàng về việc hạn chế muối trong các món ăn. Bạn cũng có thể đưa ra một vài gợi ý về những loại gia vị mình thích thay thế cho muối.

Xem trước thực đơn để biết các món ăn có thể chứa nhiều natri: Các món ăn kèm rau củ muối, nước tương hoặc nước hầm xương sẽ có thể có chứa nhiều muối.

Chọn salad rau sống, trái cây tươi thay vì khoai tây chiên hay các món ăn nhẹ nhiều muối khác.

Người bệnh suy tim sung huyết nên cẩn thận với các loại sốt ăn kèm món ăn, mù tạt, rau củ muối… Nên nhớ pho mát và thịt xông khói cũng có hàm lượng natri cao không tốt cho tim của bạn.

Tốt hơn hết, bạn nên yêu cầu nhân viên nhà hàng chuẩn bị riêng nước sốt, không thêm muối hay mì chính cho bạn.

Vi Bùi H+ (Theo Ucsfhealth)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù, đau thắt ngực cho người bị suy tim sung huyết.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch