Già lo... suy dinh dưỡng!

Người cao tuổi cũng có khả năng bị suy dinh dưỡng

Nguy cơ suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân nội trú

Suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ

Người già nhìn kém có phải mắc bệnh đục thủy tinh thể?

Người già sống lâu: Tránh xa thói quen xấu!

Suy dinh dưỡng tuổi già

Vài tháng gần đây, ông Lê Đức Long (65 tuổi, Hà Nội) có biểu hiện hay quên, thường xuyên kêu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Đặc biệt, khi mặc quần áo, ông cảm giác quần áo như rộng ra. Thấy sức khỏe của ông giảm đi trông thấy, gia đình đưa ông Long đi khám thì được biết ông đang bị suy dinh dưỡng (SDD). “Khi nghe kết quả, tôi rất ngạc nhiên, cứ tưởng bệnh này chỉ có ở trẻ nhỏ”, ông Long chia sẻ.

Theo các bác sỹ, SDD là sự mất cân bằng thực phẩm đã tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của mỗi một cơ thể con người. Bệnh không chỉ gặp ở trẻ em mà ngay cả người cao tuổi (NCT) cũng có khả năng bị SDD. SDD ở NCT có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp dinh dưỡng.

Nguyên nhân chủ yếu khiến NCT bị SDD là ăn uống kém chất lượng, thậm chí không đủ bữa, bữa no, bữa đói. Một số NCT thiếu thốn kinh tế hoặc có khả năng về kinh tế nhưng không có người lo cho từng bữa ăn hàng ngày, sự việc cứ kéo dài dẫn đến SDD.

Bên cạnh đó, một số NCT  bị SDD do bệnh tật mạn tính kéo dài hay chức năng sinh lý của cơ thể đã giảm như răng kém, tuyến nước bọt bị xơ hóa... từ đó dẫn đến ăn không ngon, chán ăn. 

SDD ở NCT còn có thể gặp trong một số trường hợp bị dị ứng với một số thức ăn, cho nên NCT sợ ăn vì lo rằng sau khi ăn sẽ bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, đau bụng. Một số bệnh về đường tiêu hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc SDD ở NCT, nhất là bệnh về dạ dày, đại tràng. Một số bệnh về tâm thần như bệnh trầm cảm mạn tính, sa sút trí tuệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa và vì vậy rất dễ dẫn đến SDD.

Nghiện rượu cũng là một nguyên nhân đáng kể gây ra SDD ở NCT. Một số trường hợp NCT bị SDD do kiêng khem quá mức cần thiết không dám ăn bất kỳ một loại thức phẩm nào, ngay cả cá là loại thực phẩm rất cần cho nhu cầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi họ cũng kiêng không dám dùng.

Một số trường hợp NCT bị SDD do kiêng khem quá mức cần thiết không dám ăn bất kỳ một loại thức phẩm nào

Người bị SDD thường kém linh hoạt, da khô nhợt nhạt, tóc khô giòn, móng tay và móng chân dễ gãy. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện như miệng khô, lưỡi và môi lở. Đối với một số NCT do bị SDD lâu ngày nên đã có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến kém dần sự minh mẫn, hay quên, cáu gắt vô cớ.

Ăn uống đủ chất, đủ nguồn năng lượng

Nhu cầu năng lượng của NCT giảm đi so với thời trẻ nên cần phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa. Tuy nhiên, cần phải tính toán có bữa ăn đúng giờ, đúng bữa để quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra theo nhịp điệu, chu kỳ sẽ giúp ăn ngon miệng. Với những NCT không thể tự chăm sóc bản thân, cần có người giúp đỡ, lo lắng bữa ăn mỗi ngày. 

Theo các bác sỹ, để tránh hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng, nếu không bị các bệnh về tim mạch, dạ dày, đại tràng và có điều kiện kinh tế thì NCT có thể uống một ly rượu vang đỏ trước lúc ăn để khai vị (kích thích ăn uống ngon miệng). Khi chế biến thức ăn cho NCT phải mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Mỗi bữa ăn nên có món canh bởi tuyến nước bọt và hàm răng của NCT thường hoạt động kém.

NCT nên ăn thiên về hỗn hợp các loại thức ăn giàu đạm và chất béo như cá, thủy sản, đậu phụ, đậu các loại và nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng. Ngoài ra, cần phải bổ sung nhiều rau, quả bởi đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể và cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón ở NCT.

Bên cạnh đó, cũng có thể dùng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung vi chất bồi bổ cơ thể. NCT nên hạn chế uống bia, rượu, nước uống có gas và hút thuốc lá...

Đặc biệt, người thân trong gia đình nên quan tâm đến tâm lý của các cụ, tìm hiểu nguyên nhân khiến các cụ chán ăn, bỏ bữa. Nếu NCT ăn ít vào các bữa chính thì nên bổ sung bữa ăn phụ giữa các buổi sáng và buổi chiều để cung cấp đủ lượng, chất cần thiết.

NCT nên vận động cơ thể hàng ngày để máu lưu thông, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng vừa tốt cho sức khỏe nói chung vừa kích thích khả năng ăn uống của chính bản thân mình.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già