Buồng trứng “đình công”: Nguy hiểm hơn mãn kinh sớm trăm lần!

Suy buồng trứng sớm gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng

12 dấu hiệu rối loạn nội tiết tố cảnh báo mãn kinh sớm

Hay cáu gắt, mất ham muốn yêu có phải mãn kinh sớm?

5 nguyên nhân khiến phụ nữ bị mãn kinh, suy buồng trứng sớm

Khô âm đạo tuổi 30 có phải dấu hiệu của mãn kinh sớm?

Suy buồng trứng sớm không phải là mãn kinh sớm

Tiến sỹ Lawrence Nelson – Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển con người, Viện Y tế Quốc gia Mỹ: Suy buồng trứng được định nghĩa là tình trạng buồng trứng dừng hoạt động, mất chức năng sinh sản trước tuổi 40. Có nhiều người hiểu lầm suy buồng trứng sớm là mãn kinh sớm, thực chất đây là hai vấn đề khác nhau.

Tiến sỹ Lawrence Nelson – Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển con người, Viện Y tế Quốc gia Mỹ: Suy buồng trứng có dấu hiệu như mãn kinh sớm nhưng có thể kinh khủng hơn.

Mãn kinh là quá trình tự nhiên của cơ thể người phụ nữ. Nguyên nhân gây mãn kinh là do buồng trứng giảm hoặc ngừng hoạt động, không sản xuất các hormone estrogen và progesterone nữa.

Không giống như thời kỳ mãn kinh, suy buồng trứng sớm không phải là quá trình tự nhiên của cơ thể mà là do một rối loạn nào đó, dẫn đến nang trứng ngừng phát triển dẫn đến suy và teo dần.

Trong suốt cuộc đời người phụ nữ, buồng trứng chứa hàng ngàn nang noãn. Tuyến yên bắt đầu sản xuất FSH vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, kích thích các nang trong buồng trứng trưởng thành. Khi các nang phát triển sẽ sản xuất hormone estrogen.

Nếu một nang noãn phát triển vượt trội, mức độ hormone estrogen tăng kích thích tuyến yên sản sinh hormone LH (Lutenizing). LH kích thích nang noãn phát triển, giải phóng trứng.

Nếu các nang không phát triển, cơ thể vẫn tiếp tục sản sinh hormone FSH ở mức cao. Vì thế, qua xét nghiệm nội tiết tố thấy phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có nồng độ hormone FSH ở mức cao.

Dấu hiệu suy buồng trứng sớm:

Các triệu chứng của suy buồng trứng sớm tương tự như thời kỳ mãn kinh nhưng có thể kinh khủng hơn, bao gồm: Rối loạn kinh nguyệt; Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm; Khó tập trung, trầm cảm, lo âu, cáu gắt; Khô âm đạo; Vô sinh; Giảm hoặc mất ham muốn tình dục; Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch; Loãng xương; Suy tuyến giáp…

Những nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm:

- Rối loạn tự miễn: Một bệnh tự miễn có thể gây tổn hại đến các nang, bởi các kháng thể sản xuất từ cơ thể người phụ nữ có thể tác động đến buồng trứng và làm tổn hại các nang.

- Nang noãn không đáp ứng với hormone FSH: Những nang này vẫn tồn tại trong buồng trứng nhưng không phát triển mà teo dần theo thời gian. Nếu các nang không phát triển, sự rụng trứng ngừng xảy ra và chu kỳ kinh nguyệt rối loạn hoặc mất kinh. Khi điều này xảy ra, buồng trứng của người phụ nữ bắt đầu teo.

Suy buồng trứng sớm gây bốc hỏa, mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung

- Độc tố từ môi trường: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, khói thuốc lá, hóa chất trong thực phẩm, mỹ phẩm… đều có thể tác động vào máu, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của buồng trứng.

- Nhiễm sắc thể: Ở một số phụ nữ bị rối loạn nhiễm sắc thể, xét nghiệm nhiễm sắc thể chỉ thấy một nhiễm sắc thể X cũng gây suy buồng trứng sớm.

- Di truyền: 10% trường hợp suy buồng trứng bị do di truyền.

- Hóa trị, xạ trị: Phương pháp hóa trị, xạ trị cũng là nguyên nhân gây suy buồng trứng khiến nang cạn kiệt.

- Rối loạn hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng: Một trục trặc nhỏ trong hoạt động này cũng khiến các nang không phát triển, lâu dài gây suy buồng trứng sớm.

Làm sao để biết có bị suy buồng trứng sớm hay không?

Để chẩn đoán suy buồng trứng sớm, ngoài những triệu chứng, có thể kiểm tra bằng xét nghiệm nội tiết tố với các chỉ số như: Hormone FSH, estradiol (một loại estrogen), prolactin. Nếu bị suy buồng trứng sớm, nồng độ FSH sẽ cao, nồng độ estradiol thấp, prolactin cao hơn bình thường. Ngoài ra, xét nghiệm máu để đo nồng độ AMH – độ dự trữ buồng trứng – cũng rất quan trọng. AMH thấp chứng tỏ buồng trứng còn ít nang.

Nếu suy buồng trứng sớm có nguyên nhân từ rối loạn nhiễm sắc thể thì không có biện pháp nào giúp chữa trị hoặc ngăn chặn. Các biện pháp can thiệp chỉ có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm các triệu chứng khó chịu mà suy buồng trứng gây ra. Tốt nhất, khi nghi ngờ bị suy buồng trứng, chị em nên đi khám sản phụ khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán và có hướng điều trị.

Nếu suy buồng trứng vì những nguyên nhân khác, để cải thiện sức khỏe, duy trì hoạt động bình thường của buồng trứng, chị em nên bổ sung thêm nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng (liệu pháp hormone thiên nhiên) chiết xuất từ thảo dược và hoạt chất sinh học Pgrenenolone – tiền hormone sinh dục, giúp kích thích cơ thể tự sản sinh hormone estrogen, progesterone và testosterone thiếu hụt.

Lưu ý, dù an toàn nhưng trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chị em cũng nên hỏi ý kiến của bác sỹ, dược sỹ, chuyên viên tư vấn để phù hợp với mục đích sử dụng. 

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi