Sử dụng hàng 'thùng': 'Mua' bệnh giá rẻ!

Những đống quần áo đã qua sử dụng đổ tràn xuống đất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh

Giày, quần, áo, váy... phối sao đây nàng?

Bí quyết mua sắm quần áo hiệu quả cho bé

Chất độc trong quần áo trẻ em chưa bị cấm tại Việt Nam

Nhiều mẫu quần áo trẻ em có chất độc

Quần áo trẻ em của Trung Quốc chứa chất gây vô sinh

Rẻ, đẹp...

Nhiều chị em muốn mặc hàng “độc” giá rẻ thường tìm đến các chợ hàng “thùng” để chọn cho mình món đồ ưng ý. Dạo một vòng quanh chợ hàng “thùng” có tiếng ở phố Đông Tác, người mua sẽ thấy choáng ngợp bởi lượng hàng có tại đây. 

Mặt hàng chủ yếu - bên cạnh túi xách, ví, dây lưng, phụ kiện - nhiều hơn cả vẫn là quần áo. Các mặt hàng này được nhập từ Thái Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... Đây đều là những hàng đã qua sử dụng, giá cả phụ thuộc vào số lần “qua tay” của từng mặt hàng.

Vì đây là hàng “second hand” (hàng đã qua sử dụng), nên giá chỉ bằng 1/3 so với đồ mới. Áo len 50.000 đồng/chiếc, áo khoác dao động từ 150.000-400.000 đồng/chiếc. Đặc biệt, đồ trẻ em có giá “rẻ như cho” chỉ với 10.000 đồng/chiếc.

Mây - một sinh viên đang lựa đồ - chia sẻ: “Mùa đông sắp đến rồi, em ra đây lựa vài chiếc áo ấm. Với 500.000 đồng, em có thể mua cho mình 2 cái áo len và 2 chiếc áo khoác; trong khi đó, với số tiền này em chỉ có thể mua được một chiếc áo khoác còn mới ở những cửa hàng ngoài kia thôi”.

Không thể phủ nhận, giá rẻ là “lợi thế” của hàng “thùng”, không những thế, nếu kiên nhẫn, người mua còn có thể chọn cho mình những món hàng đẹp và độc. Vậy nên, hàng “thùng” không chỉ thu hút học sinh, sinh viên, người thu nhập thấp, mà các chị em có điều kiện thích dùng hàng hiệu cũng ghé qua đây.

Hình ảnh quen thuộc tại các chợ hàng thùng

“Mang” bệnh về nhà

Để “xóa dấu vết” của những người dùng trước và tránh ẩm mốc, quần áo hàng “thùng” được xử lý bằng hóa chất trước khi đóng gói xuất bán, chính những hóa chất này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là các bệnh da liễu.

Đối với những người trực tiếp đi chợ mua hàng “thùng” thì còn có thể gặp các vấn đề về hô hấp, vì tại các cửa hàng, để tận dụng diện tích tối đa, chủ hàng bày đồ la liệt trên mặt đất, treo kín lên tường. Các đồ được bày bán đều được lấy trực tiếp từ các bao tải vẫn còn bẩn và chưa được qua xử lý vệ sinh.

Khi đứng chọn hay trực tiếp nhặt đồ sẽ dễ dàng hít phải các bụi khí, thậm chí là vi khuẩn mầm bệnh từ đống quần áo này. Như vậy, rất dễ bị mắc bệnh liên quan đến hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm mũi tiết dịch hoặc viêm sưng niêm mạc mũi.

Dù việc sử dụng hàng “thùng” chứa nhiều nguy cơ lây bệnh, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng ý thức được điều đó.

Trên thực tế, có những loại vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi những chất tẩy rửa và nhiệt độ sôi thông thường, do vậy, khả năng người dùng bị lây bệnh là rất cao. Nếu giặt chung quần áo trong máy giặt, nấm có thể từ những chiếc quần áo hàng “thùng” mà lây sang đồ của những thành viên khác trong gia đình.

Dù việc sử dụng hàng “thùng” mang lại khá nhiều lợi ích về kinh tế, đáp ứng được nhu cầu mặc đẹp và độc đáo của nhiều người tiêu dùng, nhưng những nguy cơ lây bệnh là khó tránh khỏi.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn