Sống chung với… gout

Bác sỹ Trịnh Văn Tuân - Giám đốc Viện Gút Hà Nội

Bệnh gout ở người cao tuổi: Những biến chứng và cách hạn chế

Chữa bệnh gout hiệu quả với hạt đậu xanh

Chữa bệnh gout hiệu quả với hạt đậu xanh

Bệnh gout dễ nặng hơn khi chuyển mùa

Điều trị đúng, kiểm soát tốt

Theo những công bố tại Hội nghị Thấp khớp học của Mỹ năm 2011, nồng độ acid uric cao trong máu sẽ là tác nhân gây các bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch vành, bệnh lý trên thận và acid uric còn gây ra tình trạng tăng mỡ trong máu. Việc điều trị gout gồm đẩy lùi các cơn gout cấp, ngăn ngừa các cơn gout xảy ra bằng các loại thuốc như colchicine, kháng viêm giảm đau, thuốc ức chế sự hình thành aacid uric, chế độ ăn kiêng các loại thực phẩm có quá nhiều đạm, uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicarbonat (sodium bicarbonate). Ngoài ra, cần theo dõi nồng độ acid này định kỳ.


BS. Trịnh Văn Tuân cho biết: “Trong giai đoạn dự phòng, có thể kết hợp Đông y và Tây y để kiểm soát bệnh. Các loại thuốc Đông y có tác dụng hoạt huyết trừ thấp, ôn kinh, tán hàn, chống viêm, tăng cường chức năng thận. Thông thường, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc Đông y trong thời gian 3 - 6 tháng mới có thể nhận thấy rõ rệt các tác dụng của thuốc”.
Tuy nhiên, theo bác sỹ Trịnh Văn Tuân, một thói quen hết sức nguy hiểm của bệnh nhân gout Việt Nam hiện nay là sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Ai giới thiệu thuốc gì cũng uống, kể cả những loại thuốc không rõ nguồn gốc, trong đó nhiều loại giảm đau nhanh nhưng có thể có thành phần độc hại, sử dụng lâu ngày gây nguy hiểm cho sức khỏe
Một thực tế nữa là không hiếm bệnh nhân gout chỉ quan tâm tới điều trị cơn gout cấp. Sau khi hết viêm, hết đau thì cho rằng bệnh đã khỏi nên không dự phòng tái phát cũng như kiểm soát các biến chứng của bệnh gout và các tác dụng phụ của thuốc chữa gout gây nên. Một trong số họ thì cho rằng cứ ăn kiêng là khỏi bệnh gout nên không có sự kiểm soát chặt chẽ dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính và nhiều trường hợp đã bị biến chứng nặng gây tàn phế. 

Thực tế, cũng giống như các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…, để thực hiện tốt cho việc sống chung với gout đòi hỏi người bệnh phải được trang bị kiến thức về bệnh gout, cách kiểm soát hiệu quả diễn biến của bệnh và đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với bác sỹ để có kế hoạch và phương pháp điều trị lâu dài hiệu quả nhất. Với những người có nguy cơ cao bị bệnh gout, khi phát hiện có những biểu hiện bệnh, nhất là ở những người thường xuyên ăn nhậu, nên đi khám để được tư vấn và điều trị sớm tránh để bệnh chuyển sang mạn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, trong giải pháp điều trị/kiểm soát tổng thể với bệnh nhân gout, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt vận động cần áp dụng liên tục cả đời. Về cơ bản, chế độ ăn của người bị bệnh gout là hạn chế lượng Purin đưa vào cơ thể. Không kiêng quá mức gây thiếu protein sinh ra các bệnh lý khác nhưng cũng không ăn nhiều quá thúc đẩy bệnh gout diễn biến nặng nhanh. Người bị bệnh gout không nên uống rượu bia, nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm. 75 - 80% lượng muối urat được đào thải qua đường tiết niệu nên hàng ngày bệnh nhân gout cần uống nhiều nước với tiêu chí đi tiểu nhiều hơn 2lít/24h. 

"Nhằm tránh thoái hóa khớp cũng như cứng dính khớp do gout gây nên cần tăng cường vận động nhẹ nhàng. Vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường máu lưu thông làm giảm sự lắng đọng muối tại khớp, tổ chức cạnh khớp, làm tan muối đã lắng đọng tại khớp và cục tophy", BS. Tuân cho biết. Các môn thể dục thể thao được khuyến cáo với bệnh nhân gout là đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, Thái cực quyền, yoga… Tuy nhiên, người bệnh không nên tập luyện trong thời gian bệnh tái phát. Trong giai đoạn này, chỉ nên đi lại nhẹ nhàng kết hợp với chườm ấm, xoa bóp để giảm bớt các triệu chứng đau.


 
Tầm soát sớm, ngăn ngừa hiệu quả
Chỉ có 25/100 bệnh nhân được chẩn đoán gout có tình trạng tăng acid uric trong máu trong giai đoạn cấp.
Cũng theo BS. Trịnh Văn Tuân, việc kiểm tra/tầm soát bệnh sớm giúp người bệnh ngăn ngừa cơn bệnh cấp. Một trong những tiêu chí sớm nhất là lượng rượu, bia, thịt được sử dụng hàng ngày. Lượng thực phẩm, đồ uống có nhiều purin này càng cao thì tỷ lệ acid uric trong máu càng tăng. Việc xét nghiệm nồng độ acid uric không khó, dễ dàng thực hiện trong một xét nghiệm máu đơn giản nhưng không hiếm bệnh nhân gout ở nước ta không quan tâm đến xét nghiệm này.

Khuyến cáo trong Chương trình Thập kỷ Xương và khớp cho rằng, bệnh nhân gout cần đi khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nếu muốn bảo tồn khớp tốt. Theo đó, bệnh nhân/người có nguy cơ gout cần đi khám/tầm soát bệnh khi có 2 trong 7 tiêu chí sau: 
- Có hiện tượng đau ở gáy, bắp đùi, bắp chân, gót chân và thường bị vọp bẻ. Đây là hiện tượng khi acid uric tăng cao, kể cả khi không tập trung vào khớp xương.
- Xuất hiện vào nốt cứng trên loa tai, mí mắt – là hậu quả của tính cảm ứng cao của da với acid uric.
- Tỷ lệ rượu bia, chất kích thích tiêu thụ nhiều hơn 1 chai bia hay 30ml rượu mạnh mỗi ngày.
- Không hoặc tập luyện ít hơn 15 phút/tuần.
- Chỉ số BMI cơ thể cao hơn 25 hoặc thừa cân, béo phì.
- Chế độ dinh dưỡng thừa đạm, ít chất xơ từ rau xanh và trái cây.
- Có người thân trong gia đình bị gout hoặc sạn thận.

Với mỗi bệnh nhân gout cần được tư vấn và xác định điều trị gout cần kiên trì liên tục và không thể thiếu đó là phối hợp với bác sỹ để có kế hoạch và phương pháp  điều trị đúng hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khuyến cáo của Hội Thấp khớp học Việt Nam: Những bệnh nhân gout nên uống 1 cốc nước trước bữa ăn 1 giờ sẽ giúp giảm cơn đau trong giai đoạn bệnh cấp.
Hiên Vân (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi