Siết ai, ai siết bây giờ… siết ai?

60 trẻ bị tiêm nhầm vaccine sẽ được tiêm lại

Tiêm nhầm nước cất cho 60 trẻ: Điều chuyển công tác cán bộ

60 trẻ mầm non bị tiêm nhầm vaccine bằng nước cất

Xin lỗi chúng tôi… NHẦM

Hơn 25.000 trẻ Hà Nội được tiêm vaccine Sởi - Rubella

...theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Lễ phát động Chiến dịch tiêm vaccine Sởi- Rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trong tiêm chủng mở rộng vào ngày 11/10/2014, Bộ Y tế đã hoàn tất việc tập huấn cho cán bộ các tuyến tại 63 tỉnh, thành phố, ban hành Hướng dẫn tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1- 14 tuổi.

Mà đối với cán bộ y tế tuyến xã, phường trực tiếp tham gia tiêm chủng, nội dung tập huấn bao gồm: hướng dẫn tổ chức điểm tiêm chủng, điều tra đối tượng, bảo quản, sử dụng vaccine, tiêm chủng an toàn, phòng chống sốc, giám sát phản ứng sau tiêm chủng, thống kê, báo cáo lại. Tập huấn và tập huấn lại, cấp giấy chứng nhận tham gia tập huấn tiêm chủng cho cán bộ mới, cán bộ có giấy chứng nhận nhiều hơn 3 năm.

Không hiểu chất lượng tập huấn của ngành y tế thế nào mà để đến mức cán bộ tham gia tiêm chủng tại Đồng Tháp không nắm được cái vaccine Sởi – Rubella phải sử dụng nước cất (dung dịch hồi chỉnh) để pha vaccine trước khi tiêm cho trẻ? Cán bộ bỏ qua nội dung được tập huấn hay người ta quên tập huấn cho cán bộ nội dung ấy?

Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế phải thừa nhận may mắn: ‘“Đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc này. Rất may đây là dung dịch hồi chỉnh nên không nguy hiểm. Đến nay, tình trạng sức khỏe của cả 60 trẻ được tiêm lại vaccine đều tốt, ổn định, không có bất thường nào”.

Vâng MAY thật!

Chất lượng của những hội nghị, tập huấn này là?

Còn nhớ hồi tháng 5, dư luận từng xôn xao với nghi án hàng trăm bệnh nhân bị biến thành “chuột bạch” cho các sinh viên thực tập tại một bệnh viện tuyến trung ương với những câu chuyện rung mình.

Ai cũng biết, việc để các sinh viên, học sinh ngành y thực tập trên bệnh nhân là việc cần thiết, bắt buộc trong đào tạo. Nhưng việc thực tập phải được hướng dẫn, thực hành chu đáo, không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Tuy nhiên, vì không có sự chu đáo bắt buộc ấy nên mới có chuyện đến khi học viên chuẩn bị tiêm cho bệnh nhân thì một điều dưỡng giật mình hỏi tiêm cái gì. Học viên vội vàng cầm vỏ ống thuốc vừa lấy để hỏi lại điều dưỡng xem là thuốc gì.

Khi phát hiện đó là nước cất, hai y tá cùng hai học việc phá lên cười trong sự ngỡ ngàng của nhiều bệnh nhân.

Không biết tính xác thực của những chi tiết “rùng rợn” trên bởi đến nay (ngày 29/10/2014), dù đã qua thời điểm bệnh viện Phụ sản Trung ương phải giải trình cho nghi án (trước ngày 19/5/2014) thì chi tiết giải trình vẫn chưa được bệnh viện, Vụ sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, Cục quản lý khám chữa bệnh hay Văn phòng Bộ y tế công khai trước dư luận.

Nhưng điểm chung của 2 vụ việc tiêm nhầm (hay suýt tiêm nhầm) nước cất này (và cả một số vụ tiêm nhầm khác) là hình như cán bộ y tế không chắc mình đang chuẩn bị tiêm gì cho bệnh nhân!?

Hầu như ai cũng biết (chứ đừng nói là đến cán bộ y tế cũng không biết) là tiêm gì thì cũng có nguy cơ  (dù tỷ lệ rất nhỏ) cho người được tiêm. Vậy nên, tiêm cái gì thì người ta cũng cần biết rõ quy trình tiêm của cái đó (pha chế thế nào cho đúng, có cần thử sốc thuốc không, tiêm nhanh hay tiêm chậm…?).

Vậy mà trong những vụ việc này thì… thật đáng buồn

Cái quy trình thì ở đâu nó cũng thế (chẳng phải chỉ riêng Đồng Tháp) nên chỉ có tuân thủ chứ không thể có siết “quy trình”!

Thế thì siết ai, ai siết bây giờ… siết ai?

Y ĐỨC!?

Đức Nhật H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý