Sẽ không còn lo cháy vaccine?

Nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu và phát triển vaccine

Hơn 8,5 triệu liều vaccine Sởi - Rubella cho trẻ khu vực phía Nam

Nhận diện các phản ứng sau tiêm vaccine

Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh Sởi

Hà Nội triển khai tiêm miễn phí vaccine Sởi - Rubella đợt 1

Hơn 25.000 trẻ Hà Nội được tiêm vaccine Sởi - Rubella

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam là một trong số ít các nước trong khu vực

Việt Nam đã có loại vaccine đầu tiên được xuất khẩu ra thị trường quốc tế là vaccine viêm não Nhật Bản (vaccine Jevax). Hiện vaccine này đã được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, và sẽ có thêm 3-4 thị trường xuất khẩu mới trong năm 2015.

sản xuất được vaccine. Trong số đó, có 10/12 loại vaccine được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), góp phần chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an ninh sức khỏe cho nhân dân.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát toàn diện, việc sản xuất vaccine trong nước đang gặp nhiều khó khăn, khó đáp ứng yêu cầu về chất lượng để có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Cụ thể, sản lượng vaccine xuất ra thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế làm tăng các chi phí sản xuất. Hơn nữa, các sản phẩm lại chủ yếu phục vụ chương trình TCMR, giá vaccine cho Nhà nước kiểm soát, thấp hơn so với giá thành sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp khó có thể tái đầu tư sản xuất kinh doanh, không có điều kiện mua mới các trang thiết bị đã lạc hậu. Hệ thống Quản lý chất lượng vaccine của Quốc gia (NRA) chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận, dẫn tới các sản phẩm chưa được cấp chứng chỉ GMP của WHO.

Do đó, việc sản phẩm không đủ khả năng cạnh tranh, không đủ điều kiện tham gia đấu thầu cung cấp cho các dự án, chương trình quốc tế, cũng là điều tất yếu.

Hội nghị Sơ kết công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của Bộ Y tế

Trước những thách thức này, tại Hội nghị Sơ kết Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc Bộ Y tế, sáng ngày 21/10, dược sỹ Nguyễn Tất Đạt – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đề nghị: “Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp sản xuất vaccine sau cổ phẩn hóa, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong định hướng phát triển sau này”. Về phía các doanh nghiệp, cũng cần đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất trên các dây chuyền hiện có, tập trung nghiên cứu phát triển các vaccine đa giá và nhanh chóng triển khai quản lý chất lượng vaccine.

Để tạo điều kiện phát triển vaccine trong nước, chủ động đáp ứng nhu cầu sử dụng vaccine phòng bệnh cho nhân dân, hướng tới xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các dự án đầu tư sản xuất vaccine được áp dụng một số cơ chế, chính sách như:

- Được vay vốn tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đầu tư nâng cấp và đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất vaccine với mục tiêu sản xuất vaccine đa giá thay thế một phần vaccine đa giá phải nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân;

- Các dự án được áp dụng cơ chế, chính sách quy định của Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu kháng sinh;

- Các dự án cũng được giao, thuê 20ha đất trong Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc để xây dựng nhà máy sản xuất vaccine, trước mắt ưu tiên cho đơn vị sản xuất vaccine hiện đang có khó khăn về đất.
Vân Anh - Trần Lưu
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn