Uống thuốc an thần có chết không?

Sát thủ ẩn sau viên thuốc an thần: Uống thuốc an thần có chết không?

Thuốc an thần: Đường cùng hãy uống!

Hành trình tìm lại giấc ngủ tự nhiên

Mất ngủ có nên dùng thuốc an thần?

Tác dụng phụ của thuốc an thần

Benzodiazepine là loại thuốc an thần gây ngủ. Đây là một nhóm gồm các thuốc thuộc nhóm an thần nhẹ thường được gọi tắt là "benzo". Có khoảng 30 loại thuốc benzo (gọi là các thuốc gốc), nổi tiếng nhất là: Diazepam, Lorazepam và Alprazolam (Xanax) dùng để điều trị các tình trạng lo âu, trầm cảm, mất ngủ, co giật hoặc dùng trong các phác đồ kiểm soát triệu chứng buồn nôn hay nôn do thuốc chống ung thư. Ngoài ra, chúng cũng được dùng như thuốc tiền mê có tác dụng an thần trong phẫu thuật.

Ở Mỹ, Xanax xếp thứ 4 trong danh sách các loại thuốc được kê đơn nhiều nhất. Điều đó phản ánh một thực tế phũ phàng là con người ngày càng bị áp lực đè nặng và bất lực trong việc giải tỏa stress, lo âu. Họ ngày càng phụ thuộc vào thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm mà không suy tính thiệt hơn và ngờ vực những điều nguy hiểm ẩn giấu đằng sau:

Làm giảm trí nhớ và khả năng ứng biến

Benzo kích thích não bộ sản sinh ra một chất hóa học gọi là acid gamma-aminobutyric (GABA). GABA là chất dẫn truyền thần kinh chính được phân bổ rộng rãi trong hệ thần kinh trung ương. Nhóm benzo có tính năng chung là tác động lên thụ thể GABA làm tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, giảm các kích thích gây nên chứng lo âu, bồn chồn, mất ngủ, co giật...

Nhóm benzo còn được gọi là "thuốc làm dịu"

Tuy nhiên, sử dụng benzo nhiều có thể gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và ứng biến trong các tình huống cần sự tỉnh táo và nhanh nhẹn như: Lái xe, vận hành máy móc, thi đấu thể thao...

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, nếu sử dụng một trong các thuốc nhóm Benzodiazepine trong ít nhất ba tháng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên tới 50%.

Gây buồn ngủ, ngủ rũ ban ngày

Tác dụng của nhóm benzo là tạo ra giấc ngủ cho người dùng. Nhưng một trong các tác dụng phụ khó tránh của thuốc ngủ đó là gây buồn ngủ vào sáng ngày hôm sau. Nó chỉ tạo nên giấc ngủ nhẹ, song lại triệt tiêu giấc ngủ sâu chứ không thực sự nâng cao chất lượng ngủ.

Ức chế hô hấp

Ở liều cao, benzo có thể gây ức chế hô hấp, làm người dùng bị hôn mê, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Khi kết hợp với các chất ma tuý, nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ sẽ tăng lên càng đáng kể.

Gây nghiện

Bất cứ ai cũng đều xảy ra hiện tượng dung nạp với benzo cũng như các chất gây nghiện khác, có nghĩa là phải liên tục tăng liều để có thể đạt được cảm giác sảng khoái mà trước đây có thể đạt được chỉ với một liều dùng nhỏ. Quá trình dung nạp này diễn ra càng nhanh chóng đối với người sử dụng benzo. Do đó, họ dễ bị lệ thuộc vào benzo và luôn bị ám ảnh, muốn dùng nó. Khi ngừng sử dụng hoặc kiểm soát liều dùng trở về trạng thái cân bằng, người nghiện sẽ luôn cảm thấy khó chịu, lo lắng cao độ, dễ hoảng sợ, bồn chồn dẫn tới mất ngủ. Cai nghiện benzo được nhận định là còn khó khăn hơn cai rượu, cai ma túy, heroin...

Làm thế nào để sử dụng benzo an toàn?

Benzo có thể có hiệu quả trong việc làm giảm các cơn hoảng loạn cấp tính. Tuy nhiên, có những lựa chọn thay thế cho benzo cho các bệnh nhân bắt buộc phải dùng thuốc: Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin SSRIs (bao gồm sertaline - Zoloft và escitalopram - Lexapro); Norepinephrine SNRIs (bao gồm venlafaxine - Effexor và duloxetine - Cymbalta).

Muốn điều trị lâu dài và an toàn, người bệnh nên xem xét áp dụng liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT), các liệu pháp điều trị tự nhiên, thực phẩm chức năng, tư vấn các chuyên gia tâm lý - tâm thần học và thay đổi lối sống, tạo "bức tường phòng thủ" chống lại các tác nhân gây stress, lo âu.

TS. Malcolm Thaler và TS. Elle Vora (Livestrong)

BS. TS. Malcolm Thaler làm việc tại Hệ thống Chăm sóc sức khỏe cộng đồng One Medical (Mỹ). Ông là Trưởng Ban biên tập của một số sách y khoa online bán chạy nhất về các vấn đề ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, đái tháo đường và chấn thương thể thao.

TS. Ellen Vora là một bác sỹ tâm thần nổi tiếng. Bà là thành viên của Hiệp hội Tâm thần và Học viện Châm cứu Y khoa Mỹ. Bà cũng đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và cấp giấy phép hoạt động huấn luyện viên yoga và châm cứu.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi