Sản xuất thực phẩm chức năng từ tảo suối

thực phẩm chức năng (TPCN) đầu tiên được chế biến dưới dạng viên nén gần 5.000 viên có thành phần chính là tảo lục ở Cao Bằng, do Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược Quân đội bào chế đang được thử nghiệm tại Học viện Quân y với nhiều tín hiệu khả quan.


Đây là một đề tài ứng dụng trên nền tảng kế thừa tri thức bản địa và ứng dụng các tiến bộ khoa học hiện đại của thế giới, nhằm phục vụ đời sống của người dân.

Từ xa xưa, người dân Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã biết sử dụng các loài tảo làm thức ăn. Những năm gần đây tảo được chế biến thành TPCN để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho con người.

Những năm 70 của thế kỷ 20, khi còn công tác tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược Quân đội (Cục Quân y), tiến sỹ Lại Minh Hiền đã nghiên cứu song mới chỉ dừng lại ở việc xác định thành phần loài, thành phần hóa học của chúng, sau này mới đi sâu nghiên cứu bào chế thành thực phẩm chức năng. Mục đích phát triển loài tảo này và biến chúng thành hàng hóa có giá trị cao, phục vụ thiết thực đời sống xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Rêu suối - 1 loại thực vật thủy sinh quen thuộc trong bữa ăn của người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc
Rêu suối - 1 loại thực vật thủy sinh quen thuộc trong bữa ăn của người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc

TPCN mà Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học nghiên cứu chế biến khác với thực phẩm mà đồng bào đã từng chế biến ở chỗ là được sản xuất, chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng).

Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn). Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…

Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc. Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…

Theo kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của "Tò cày" - tảo lục Cao Bằng của Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược Quân đội, đạm chiếm từ 35-40%, trong đó có 14 loại axit amin là Acid Glutamic, Serin, Alanin, Arginin, Tyrosin, Tryptophan, Threonin, Histidin, Valin, Lysin, Methionin, Isoleucin, Phenylalanin và Leucin và đặc biệt có 8 loại axit amin không thay thế là Threonin, Histidin, Valin, Lysin, Methionin, Isoleucin, Phenylalanin và Leucin có trong mẫu tảo chiếm 21,43% trọng lượng khô.

Về nguyên tố vi lượng có mặt 12 nguyên tố, trong đó quan trọng là nguyên tố Mangan (Mn), sắt (Fe), kẽm ( Zn), selen (Se). Hàm lượng Gluxit trung bình là 13,74%. Lipid là 5,68%. Trong thành phần tảo có các vitamin A,D, E, C, B1, B2, B6, PP và có mặt của sắc tố chlorophyll./.
songha
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất