“Dám làm – dám chơi” sẽ có phần thưởng xứng đáng!

Dây chuyền sản xuất TPCN đạt GMP-HS của nhà máy Âu Cơ (ảnh: Nguyễn Hiệp)

Áp dụng GMP-HS: "Bàn đạp" giúp TPCN Việt chiếm lĩnh thị trường quốc tế

Cả nước có 8 dây chuyền sản xuất thuốc đạt GMP

GMP-HS: Nguyên tắc hội nhập quốc tế!

Sản xuất TPCN: Cần chọn đối tác đạt chuẩn GMP

Làm đúng ngay từ đầu là tiết kiệm nhất và đem lại lợi thế

Khi tham khảo 10 nội dung của Nguyên tắc GMP-HS, không ít doanh nghiệp cho rằng, có nhiều tiêu chí đang “đánh đố” doanh nghiệp, thậm chí làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng theo ThS.DS Bùi Thị Hòa, áp dụng đúng lộ trình GMP-HS sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Chỉ cần tuân thủ tốt các quy tắc của GMP, sản phẩm tạo ra sẽ đạt chất lượng tốt, đem lại lòng tin cho người tiêu dùng, lòng tin ở cơ quan quản lý và khi đó, doanh nghiệp sẽ là người được lợi.

Ông Hà Hồng Phúc - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ - đơn vị được VAFF cấp Chứng nhận Thực hành tốt sản xuất TPCN cuối năm 2014, cho biết: “Qua thực tế áp dụng nguyên tắc GMP-HS, chúng tôi nhận thấy lợi ích to lớn cho việc quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu được kiểm soát tốt hơn. Vai trò của các cơ sở kiểm nghiệm đã giúp chúng tôi trong việc kiểm tra đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình lưu thông sản phẩm”.

Thưa ThS.DS Bùi Thị Hòa, đâu là điểm vướng mắc nhất của các doanh nghiệp hiện nay trong thực hiện lộ trình GMP-HS?

Có một thực tế là, nhiều doanh nghiệp sản xuất TPCN chuyên biệt mong muốn đạt GMP nhưng lại chưa hiểu về GMP, cũng không hiểu mình sẽ phải làm gì để đạt được chứng nhận này.

GMP (Good Manufacturing Practices) có thể được coi là tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất, bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, áp dụng cho các cơ sở sản xuất TPCN nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn. GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: Hệ thống quản lý chất lượng; Nhân sự; Nhà xưởng; Máy móc thiết bị; Nguyên vật liệu; Sản xuất và kiểm soát quá trình; Hồ sơ tài liệu; Vệ sinh; môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.

Bà có thể giải thích rõ hơn?

 Hay nói một cách chính xác hơn, khi áp dụng GMP-HS, các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm soát, đánh giá (định kỳ) mọi khâu của quá trình sản xuất, bên cạnh việc cải thiện nhà xưởng, môi trường trong nhà xưởng và đầu tư máy móc. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất khi thực hiện lộ trình GMP.

Tôi lấy ví dụ thế này nhé. Theo lộ trình GMP, mọi quy trình sản xuất trong nhà máy GMP đều phải được thẩm định. Ví dụ với quy trình trộn một số nguyên liệu ở các hàm lượng khác nhau cho một sản phẩm, bạn sẽ phải thử nghiệm các mẻ trộn với các khoảng thời gian trộn khác nhau, lấy mẫu kiểm nghiệm để xác định độ đồng đều, độ ổn định của các nguyên liệu được trộn trong đó. Và rút ra, với hàm lượng các nguyên liệu như vậy, cho một sản phẩm như vậy, cách trộn và thời gian trộn thế nào là tối ưu nhất và ổn định nhất.

Từ đó, công nhân phòng pha chế cứ áp đúng thời gian đó cho các mẻ sản xuất và chất lượng sản phẩm được đảm bảo và ổn định. Với việc vệ sinh thiết bị cũng thế. Thẩm định quy trình vệ sinh máy móc sẽ cho ra hướng dẫn vệ sinh tối ưu nhất. Công nhân vệ sinh cứ thế mà áp dụng. Doanh nghiệp vừa đỡ tốn kinh phí, tốn thời gian kiểm tra chất lượng sau từng lần rửa. Nhưng đây lại là vấn đề nhiều doanh nghiệp “thoái thác” trong áp dụng lộ trình GMP vì sợ tốn kém.

Đấy là tôi chưa nói đến chất lượng nguyên liệu đầu vào. Rất cần tiêu chuẩn chất lượng của các nguyên phụ liệu bao gồm cả thảo dược và các loại cao bào chế từ thảo dược bao gồm cao đơn hoặc cao hỗn hợp và phiếu kiểm tra chất lượng nhưng việc này không dễ dàng khi mà có đến 80% nguyên liệu dược thảo ở Việt Nam không đạt GACP – Thực hành tốt nông nghiệp, thu hái cây dược liệu.

Nhưng như vậy sẽ rất tốn kém bởi chi phí cho những thử nghiệm như trên đối với nguyên liệu sẽ không nhỏ.

Đúng là tốn kém bước đầu nhưng sẽ cho ra những mẻ sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cứ nghĩ thế này nhé: Nếu nguyên liệu không đạt, kém chất lượng dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, người tiêu dùng không thấy hiệu quả, sản phẩm không bán được… ai là người chịu thiệt? Hay nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm không đạt, lô sản xuất bị hủy… ai là người chịu thiệt? Doanh nghiệp hay người tiêu dùng? Khi đó, giá kiểm nghiệm sản phẩm hay quy trình không còn quá đắt. Còn nếu thực hiện đúng quy trình, sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp sẽ được lợi nhiều hơn về cả uy tín và lợi nhuận.

Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bà.

Nguyên tắc GMP-HS do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) ban hành dựa theo hướng dẫn của GMP ASEAN (guideline), gồm 10 chương quy định rõ ràng về: Quản lý chất lượng; Nhân sự; Nhà xưởng và trang thiết bị; Vệ sinh, Hồ sơ tài liệu; Sản xuất và kiểm soát quá trình; Kiểm tra chất lượng; Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng; Khiếu nại và thu hồi sản phẩm, Tự thanh tra.


Khánh Hạ H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện