Sản xuất thành công thực phẩm chức năng từ con hàu

Khai mạc Ngày hội Quốc tế Thực phẩm chức năng - I3F Việt Nam 2014

Bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Thực phẩm chức năng

10 xu hướng tiêu dùng thực phẩm chức năng tại Mỹ

Mập mờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc

Cẩn trọng trước “ma trận” thực phẩm chức năng chữa… ung thư!?

Dự án này do bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Tổng giám đốc Công ty Dược và Trang thiết bị y tế tỉnh Bình Định (BIDI PHAR) làm Chủ nhiệm. Sau 36 tháng triển khai, Dự án đã xây dựng và hoàn thiện các mô hình sản xuất giống nhân tạo và ươm giống hàu cấp 1 với số lượng trên 4 triệu con và ươm giống hàu theo mô hình cấp 2 đạt tỷ lệ hàu sống trên 57,2 %. Mô hình hàu thương phẩm có tỷ lệ hàu sống trên 58,7 % và sản lượng hàu thu hoạch đạt hơn 100 tấn.

Nhờ kết quả này, Dự án đã xây dựng quy trình sản xuất thực phẩm chức năng được 125kg bột hàu đông khô và hơn 333.000 viên nang hàu. Đây là sản phẩm đạt chất lượng tốt và có tác dụng bổ sung ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm trong đó có cả bệnh ung thư. Vì vậy, sản phẩm này đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành.

Nhân viên của BIDI PHAR đang điều khiển công đoạn đông khô sản phẩm từ hàu
Bà Phạm Thị Thanh Hương, Chủ nhiệm Dự án cho biết thêm, Dự án mô hình sản xuất giống, nuôi hàu thương phẩm và chế biến thực phẩm chức năng tại Bình Định thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, giai đoạn 2011-2015” do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý và cũng đã được công nhận và xếp loại xuất sắc.

Sự thành công của Dự án nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm chức năng từ hàu đã mở ra hướng đi mới không chỉ cho Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Bình Định mà còn tạo điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bình Định, nhất là đối với nghề nuôi hàu thương phẩm.
ctv6
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất