7 nguyên nhân khiến trái tim bạn “lỗi nhịp”

Tùy thuộc vào nguyên nhân, rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những lựa chọn điều trị cho người bị rối loạn nhịp tim

Các cách làm giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ

Phụ nữ cần biết gì về rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ?

Nhận biết các dấu hiệu khi bị rối loạn nhịp tim

Nghiện cà phê

Đây là một loại đồ uống chất kích thích, do đó sẽ khiến nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Caffein trong cà phê kích thích hệ thần kinh tự chủ (kiểm soát nhịp tim) và có thể làm tăng cảm giác hồi hộp.

Uống nhiều cà phê khiến tim đập nhanh hơn

Căng thẳng 

Stress làm tăng mức độ hormone cortisol trong cơ thể. Hormone cortisol làm yếu cơ tim làm nhịp tim bị rối loạn.  

Uống nhiều rượu

Uống rượu làm làm ảnh hưởng đến quá trình phát xung điện trong tim và có thể gây rung nhĩ – một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Nguyên nhân là do rượu làm tăng mức adreanline trong máu làm tim đập nhanh. 

Uống rượu ít vẫn có nguy cơ rối loạn nhịp tim

Mang thai

Khi có thai, nhịp tim của bà bầu tăng dần từ tuần lễ thai nghén thứ 10. Vào cuối thai kỳ nhịp tim có thể tăng hơn trước mỗi phút 10 nhịp, lượng máu tim phải bơm để nuôi cơ thể mẹ và thai nhi cũng tăng lên, tuần hoàn máu lên đến 40%.

Tập thể dục quá sức

Việc tập luyện quá sức sẽ làm tổn hại đến tim và gây rối loạn nhịp tim. Nguy cơ này đặc biệt dễ xảy ra với những người mang yếu tố di truyền về bệnh tim.

Tập thể dục quá sức làm tổn hại đến tim

Thiếu hụt khoáng chất.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu kali và magne trong cơ thể cũng có thể khiến bạn bị rối loạn nhịp tim

Mất nước

Khi cơ thể mất nước nghiêm trọng thì hiện tượng tim đập nhanh, khô miệng, nước tiểu đậm màu và chuột rút cơ bắp sẽ xảy ra. Theo các nhà khoa học, mất nước có thể gây ra những thay đổi trong chất điện giải của cơ thể và làm giảm huyết áp, khiến nhịp tim đập nhanh bất thường.

Thanh Tú H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch