Thời của của rau xấu, quả vẹo lên ngôi!

Dù không hoàn hảo nhưng những loại rau củ quả này vẫn xứng đáng được lên mâm!

Ẩm thực đa giác quan dẫn đầu xu hướng ăn uống 2015 - 2016

Atiso: Cải thiện đường tiêu hóa

Ăn rau 'xấu' liệu có tốt?

Không ăn rau sao làm “siêu nhân”?

Nếu trước đây, các loại rau củ quả bị lỗi, có vẻ ngoài xấu xí, kỳ dị hay những phần gốc, rễ xù xì thường bị thải không thương tiếc thành thức ăn cho gia súc. Cùng với khẩu hiệu “Không ai là hoàn hảo” từ năm 2013, những quả táo, cà chua, những củ cà rốt bị eo đèo cũng được bày bán bên cạnh những rau củ quả đúng chuẩn nhưng với giá thấp hơn. Đến năm 2015, cùng với làn sóng ăn chay phủ khắp nước Mỹ, những loại rau củ kỳ quặc này đã trở lại công phá bàn ăn và dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo nhiều chuyên gia ẩm thực, những loại rau củ quả này tuy có vẻ ngoài không hoàn hảo, nhưng đó chỉ là vấn đề thẩm mỹ và các thành phần dinh dưỡng trong đó vẫn đảm bảo. Nếu chỉ vì xấu mà vất bỏ chúng thì thật là một sự lãng phí lớn! Theo Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), hằng năm có đến 1 tỷ tấn thực phẩm bị bỏ phí trên thế giới, lãng phí khoảng 750 tỷ USD.

Rễ cần tây: Giàu vitamin C, K, mangan, kali và các chất béo tốt cho sức khỏe...

Cúc vu (Jerusalem artichoke): Đây là nguồn vitamin B1 dồi dào và có thể khiến các món salad, khoai - hoa quả nghiền trở nên thơm ngon hơn bao giờ hết. 

Củ đậu: Trông giống như những bộ não người, củ đậu có vị thanh mát, giàu chất dinh dưỡng và có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác.

Broccoflower (lai giữa bông cải xanh và súp lơ): Hình thù kỳ dị, nhìn như những cây san hô nhưng lại giàu vitamin C và có hương vị tuyệt vời!

Củ cải Thụy Điển: Giàu vitamin C, K, mangan, kali và được sử dụng nhiều trong các món hầm.

Khoai môn: Cung cấy đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng… Dùng để ăn tươi, chế biến thực phẩm như làm khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em...

Cúc Cynara cardunculus: Thân của loại hoa này dù có khẳng khiu nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin B6, calci, magne, kali... và có mùi vị thơm ngon như atisô.


Thanh Hà H+ (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng