Hãi hùng rau được trồng với "công nghệ" siêu bẩn

Lợi ích từ chất... kích thích

Thu giữ hơn 2.600 lọ hóa chất kích thích tăng trưởng cho giá đỗ

Dùng nước tăng lực, học sinh dễ tìm đến chất kích thích

Rau ngâm chất kích thích tăng trưởng ''lớn nhanh như thổi''

Phát hiện nhiều thực phẩm chức năng chứa chất kích thích

Chất kích phọt  sử dụng cho nhiều loại rau

Hiện tượng sử dụng thuốc kích thích để làm rau mầm, giá đỗ đã khá rộ tại các làng trồng rau quanh Hà Nội. Giá đỗ nếu làm theo cách thông thường thì phải sau 2-3 ngày mới được một mẻ, cọng giá cũng không được mập và trắng nên không bắt mắt. Chị Hằng (một hộ làm giá đỗ ở Từ Liêm) cho biết: " Nhiều lúc chợ cần hàng, chúng tôi không còn cách nào khác là phải làm cho giá mau lớn bằng các loại thuốc kích thích tăng trưởng". Sử dụng thuốc kích thích như vậy giá sẽ thu hoạc nhanh hơn, mẫu mã cũng đẹp hơn".

Không chỉ sử sụng cho giá đỗ, các loại rau mầm, chất kích phọt còn được sử dụng cho nhiều loại rau khác.

Tại các vựa rau muống ở Trung Văn, rau ở đây phát triển nhanh bất thường. Mới ngày 19/10 chúng tôi đến và quan sát ruộng rau vừa mới được hái tận gốc. Tuy nhiên chỉ hai ngày sau, vào sáng 22/10, ruộng rau này đã lại được thu hoạch thêm một lần nữa.  

TS. Nguyễn Thị Nhung - Trưởng Bộ môn Thuốc, Cỏ dại, Môi trường, Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất, nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích. Trên thực tế rau sẽ không thu hoạch được nhanh như vậy nếu không dùng thuốc hay chất kích thích gì đó. Nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học.

Sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật

Theo quy định, rau sau khi phun thuốc sâu từ 10-15 ngày mới thu hoạch, lúc đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau chỉ còn ít, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nhưng theo tiết lộ của người trồng rau ở đây, chỉ 2-3 ngày sau khi phun thuốc là mọi người đã có thể hái rau mang bán, miễn sao lợi nhuận càng nhiều càng tốt.

Khi đề nghị mua rau cải và dưa chuột của một gia đình chuyên trồng rau ở Thanh Trì, có một điều khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Dưa chuột mà tôi mua chủ nhà sẽ lấy ở một thửa ruộng khác với lý do bên đó phun thuốc lâu ngày rồi. Nếu gia đình hay những người thân quen mua thì chị sẽ khuyến cáo chưa ăn được hoặc lấy ở thửa ruộng khác.  

Vỏ thuốc bảo vệ thực vật được vứt ngay trên bờ ruộng

Việc người nông dân sử dựng chất kích thích tăng trưởng cho rau, củ, quả dường như đã trở thành hiển nhiên và cần thiết phải có. Ở các khu vực trồng rau mà chúng tôi đã khảo sát như Tây Mỗ, Trung Văn hay Văn Trì đâu đâu cũng thấy các loại vỏ thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật rơi khắp bờ ruộng.

Tại Văn Trì, chúng tôi nhận thấy khá nhiều vỏ bao thuốc trừ sâu, thuốc kích thích in tiếng Việt, in chữ nước ngoài (chủ yếu là chữ Trung Quốc) vứt đầu bờ ruộng của nông dân. Thậm chí những con mương dẫn nước cũng đầy những vỏ thuốc trừ sâu.

Rau tắm nước thải

Theo quan sát của phóng viên, tại nhiều khu vực trồng rau của Văn Trì, Minh Khai, Từ Liêm nước thải từ các khu dân cư đều được dẫn ra các cánh đồng, bốc mùi hôi rất khó chịu và có màu đen đặc quánh.

Khu vực trồng rau muống đối diện bảo tàng Hà Nội, nước cũng chẳng khác gì Văn Trì, xung quanh đầy rác. Rác thì mặc rác, người dân vẫn “vô tư” cắt rau đi bán. Không chỉ có vậy, loại nước này có rất nhiều sinh vật lạ “cư trú”, bởi ngoài việc nước nhiễm bẩn thì trên bề mặt còn xuất hiện nhiều xác chết động vật. Bởi vậy, các loại ký sinh trùng, ròi bọ rất nhiều không chỉ có trên mặt nước mà ngay cả dưới những gốc rau.

Rau ở khu vực Văn Trì, Minh Khai được tưới bằng nguồn nước đen và bốc mùi 

Đối với những bãi rau trên cạn theo quan sát của phóng viên những người trồng rau cũng lấy nước từ chính những dòng nước thải kia để tưới. “Chúng tôi không lấy nước này thì lấy nước gì để tưới cho rau, đồng ruộng lấy đâu nước sạch mà tưới”,  một người trồng rau hỏi lại chúng tôi.

Khi phóng viên đặt câu hỏi, trời mưa thì cần gì phải tưới nước? Thì nhận được câu trả lời: “Chúng tôi đâu chỉ có tưới nước. Rau vừa thu hoạch phải “bón phân” vào thì mới nhanh được hái chứ”. Tuy nhiên, khi hỏi “bón phân” đạm, NPK hay loại gì, thì phóng viên chỉ nhận được một nụ cười.

Từ nhiều năm nay rau bẩn vẫn xuất hiện trên thị trường, báo chí phản ánh các cơ quan chức năng vào cuộc tuy nhiên quá trình kiểm tra, thu mẫu và trả lời thì dường như chỉ mang tính hình thức theo kiểu trấn an dư luận. Rau không an toàn vẫn được bán tràn lan trên thị trường.

Nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích,  nước bẩn, chất kích phọt gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học. 

 Chị Thu Hòa (Tân Mai, Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi về cách lựa chọn rau của chị và những người nội trợ: Tôi nghĩ rau sạch là các loại rau non, xanh, không sâu, nhìn hấp dẫn. Với những loại rau có mẫu mã xấu và có sâu bệnh thì tôi "cạch" không bao giờ mua đến. Người tiêu dùng đang lựa chọn rau củ theo cảm tính và niềm tin với người bán hàng.

Không biết đến bao giờ người tiêu dùng mới được sử dụng các sản phẩm rau sạch? Câu trả lời xin nhường cho các cơ quan chức năng.

Thùy Trang- Trần Nga
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng