Khí hư trắng đục, quan hệ đau rát: Cẩn thận viêm nặng!

Viêm nhiễm phụ khoa cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Viêm nhiễm phụ khoa thích "thăm" chị em trong mùa lạnh

"Vùng kín" ra nhiều dịch, bệnh gì?

Khí hư ra nhiều có phải bị viêm nhiễm phụ khoa?

Ngại quan hệ vì vùng kín viêm nhiễm, phải làm gì?

Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ. Khí hư được hình thành do tác dụng của nội tiết tố nữ estrogen, có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, cản trở các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, giúp thụ thai.

Các bé gái, khi cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ thì chưa có khí hư. Bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần phát triển, tiết ra hormone nội tiết tố estrogen, sản sinh khí hư. Khi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, tiết ra các hormone sinh dục estrogen và progesterone. Hai loại hormone này thay đổi lượng theo chu kỳ kinh nguyệt nên cũng khiến khí hư thay đổi theo. Sau khi hết hành kinh, người phụ nữ có thể cảm thấy khô do không có dịch tiết. Nhưng đến giữa chu kỳ kinh nguyệt (khoảng ngày 12 – 14), lượng estrogen tăng lên, dịch tiết sẽ nhiền hơn, chị em thường cảm thấy ẩm ướt. Sau khi trứng rụng, lượng estrogen giảm, progesterone tăng lên, ức chế việc tiết ra chất nhày ở cổ tử cung, tiết ra khí hư hơi đặc dính.

Khí hư có màu, có mùi lạ là dấu hiệu của viêm âm đạo

Khi thấy khí hư có hiện tượng bất thường (có màu, có mùi lạ) là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục:

- Khí hư có màu trắng đục như sữa chua, ngứa và không có mùi là biểu hiện của viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, nhiễm nấm, viêm lộ tuyến cổ tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, thậm chí là ung thư tử cung.

- Khí hư có màu trắng đục như bã đậu, ngứa và có mùi hôi tanh là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo do nấm Candida, trichomonas vaginalis, tạp trùng…

- Khí hư có màu trắng đục, đặc quánh như keo, để lâu khô cứng lại là nhiễm khuẩn âm đạo do nấm men hoặc do sự bất thường trong lưu thông khí huyết.

- Khi cơ quan sinh dục bị nhiễm nấm, virus, vi khuẩn, không chỉ khí hư có màu lạ và có mùi khó chịu mà niêm mạc tử cung cũng bị kích ứng, gây ngứa ngáy, đau rát thậm chí chảy máu khi quan hệ tình dục.

Viêm nhiễm phụ khoa cần được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ dẫn đến những viêm nhiễm nặng hơn, khó điều trị, các vùng viêm bị tổn thương và hoại tử, ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản, khả năng quan hệ cũng như sức khỏe của chị em.

Tuy nhiên, "vùng kín" lại rất dễ viêm nhiễm dù chỉ một tác động nhỏ như vệ sinh không sạch, ẩm ướt, thụt rửa “vùng kín”, hoặc do rối loạn nội tiết tố sau sinh hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Để “vùng kín” luôn khô thoáng, sạch sẽ, không bị viêm ngứa, ngoài việc đi khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần), chú ý vệ sinh sạch sẽ, chị em cũng nên uống bổ sung thêm nội tiết tố từ thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và các hoạt chất sinh học giúp cân bằng cán cân nội tiết tố trong cơ thể, ổn định độ pH âm đạo luôn ở ngưỡng bình thường, phòng ngừa và hạn chế viêm nhiễm âm đạo, khô âm đạo và những khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh.

An An H+ (Tổng hợp)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa