Hóa giải điểm yếu của Asin và nàng tiên cá Ariel

Đau gót chân sẽ trở thành điểm yếu của mỗi người nếu không điều trị kịp thời

Mối nguy khi gót ngọc đau buốt

Phương pháp tự nhiên bảo vệ gót sen ngọc ngà

Thực phẩm tuyệt đối phải tránh nếu không muốn tàn phế vì bong gân

Tàn phế, què quặt vì bỏ qua những dấu hiệu viêm gân

Có một thực tế hài hước là, con người bình thường cũng có điểm yếu như những nhân vật thần thoại là Achilles và nàng tiên cá Ariel: Có gót chân yếu đuối và dễ bị tổn thương, đặc biệt là chứng đau nhức.

Đau gót chân với các triệu chứng thường gặp là đau nhẹ ở xương gót chân sau khi tập thể dục, vận động nhiều, ngồi quá lâu hoặc đau ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng khi chạm gót chân xuống đất. Đây là trạng thái bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi trung niên và thường bị bỏ qua, coi là bệnh nhẹ. Tuy nhiên, đau gót chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm: Viêm cân gan chân, viêm gân Achilles và gai gót chân.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị đau gót chân. Điều phải làm đầu tiên là cho đôi chân nghỉ ngơi, xoa dịu cơn đau bằng chườm đá lạnh hoặc thực hành các bài tập duỗi cơ mỗi ngày. Tiếp theo là tăng cường bổ sung: Magne, vitamin B5, sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN), thúc đẩy enzyme phân giải protein, áp dụng chế độ ăn kiêng Alkaline và tiêu thụ dầu cá omega-3 mỗi ngày.

Khi không chịu nổi cơn đau thì hãy tìm tới các loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid (chỉ sử dụng khi đã có chỉ dẫn của bác sỹ). Trong một số trường hợp cụ thể, bạn có thể giảm đau, hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp sau:

Áp dụng vật lý trị liệu: Nhiệt nóng bằng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn...

Châm cứu, bấm huyệt: Trong Đông y, nguyên nhân đau gót chân là do can thận hư, huyết ứ. Hiện phòng khám Đông y điều trị bệnh đau gót chân với pháp trị bổ can thận, hóa ứ giảm đau kết hợp với phương pháp bấm huyệt có hiệu quả cao.

Massage với tinh dầu:

Chọn giày dép:

Đau gót chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu điều trị không triệt để. Hãy đi khám bác sỹ, hỏi ý kiến bác sỹ/chuyên gia trước khi áp dụng những phương pháp điều trị/hỗ trợ điều trị đau gót chân.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp